Thị trấn Longyearbyen - Vùng đất ấm lên nhanh nhất thế giới

Sâu bên trong Vòng cực Bắc, thị trấn Longyearbyen trên quần đảo Svalbard, nơi định cư xa nhất về phương bắc trên thế giới, ấm lên nhanh gấp 6 lần mức trung bình toàn cầu.

Người dân ở Longyearbyen thường đem theo súng bất cứ khi nào đi xa khỏi đường chính do nguy cơ đụng độ gấu Bắc Cực. Lượng băng trên biển sụt giảm dẫn tới khu vực săn mồi của chúng giảm theo, có nghĩa gấu Bắc Cực sẽ khó tìm được hải cẩu hơn. Vì vậy, ngày càng nhiều con gấu mò mẫm trong khu dân cư để tìm thức ăn và chuyển sang ăn thịt tuần lộc.


Thị trấn Longyearbyen là thủ phủ của quần đảo Svalbard. (Ảnh: Audley).

Các chuyên gia từ Viện Bắc cực Na Uy tính toán Svalbard đang nóng lên nhanh gấp 6 lần mức trung bình toàn cầu, BBC hôm 27/10 đưa tin. Nhiệt độ ở đã tăng 4 độ C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tăng lên kéo theo nền đất đóng băng rã đông nhiều chưa từng thấy, nguy cơ lở đất đe dọa cộng đồng dân cư ở Longyearbyen vào mùa đông. Trong mùa hè, lở đất nhiều khả năng xóa sổ mọi thứ trên đường đi. Một trong những nơi phản ánh rõ nhất tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra là nghĩa trang địa phương. Các đường rãnh còn lưu lại tại đây là dấu tích của trận lở đất lớn suýt cuốn trôi cả nghĩa trang xuống dòng sông bên dưới.

Theo dõi động vật hoang dã qua ống nhòm, nhà thám hiểm Bắc Cực Hilde Fålun Strøm phát hiện 3 con gấu Bắc Cực tụ tập ở rìa sông băng. Theo Strøm, để sống sót, gấu Bắc Cực phải săn mồi cực giỏi bởi nguồn thức ăn chính của chúng là hải cẩu đang biến mất dần. Lớp băng biển mà cả hải cẩu và gấu Bắc Cực sử dụng để kiếm ăn cũng đang thu hẹp. Từ thập niên 1980, lượng băng biển vào mùa hè đã giảm một nửa và một số nhà khoa học lo ngại lớp băng sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2035.

Kim Holmén, cố vấn đặc biệt ở Viện Bắc Cực Na Uy, đã nghiên cứu Svalbard trong hơn 40 năm. Ông chỉ lên đỉnh sườn đồi và cho biết đó là vết tích của sông băng 100 năm trước. So với thời điểm đó, độ cao của sông băng đã giảm ước tính 100m.

Dù nằm ở vị trí hẻo lánh, Svalbard vẫn là một điểm nóng địa chính trị. Hiện nay, xung đột tại Ukraine đang làm gián đoạn hợp tác giữa các nhà khoa học ở Nga và phương Tây, góp phần gây suy yếu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Cập nhật: 31/10/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video