Công nghệ thời cổ đại tinh vi hơn cả những gì chúng ta nghĩ, người hiện đại chưa chắc đã ngờ đến

  •   2,33
  • 5.079

Những công nghệ tưởng chừng như chỉ có thời hiện đại mới đủ trình độ tạo ra vốn đã xuất hiện từ thời xa xưa, chứng minh khả năng sáng tạo vượt bậc của người cổ đại.

Ngay từ thời cổ đại hay trung đại, đã có những công nghệ vô cùng tinh vi xuất hiện khiến cho chính chúng ta, những người sống trong thời kỳ hiện đại cũng phải ngạc nhiên. Có những công nghệ, trong số đó là kết quả của kỹ thuật vô cùng tiên tiến, chúng đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của công nghệ sau này. Tuy nhiên, cũng không ít đã bị lãng quên, hoặc thất lạc.

Máy in

Máy in phát huy hết tiềm năng của mình nhờ nhà phát minh Johannes Gutenberg
Máy in phát huy hết tiềm năng của mình nhờ nhà phát minh Johannes Gutenberg

Vào thế kỷ 11, công nghệ in ấn vô cùng phát triển tại Trung Quốc. Nhưng ít ai biết rằng từ thời trung cổ, dưới cống hiến của Johannes Gutenberg, máy in đã được ứng dụng sâu rộng và mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt chữ in. Đây được xem là phát minh công nghệ quan trọng nhất của thời trung cổ, đóng vai trò nền tảng của thời kỳ Phục hưng và Khai sáng.

Thước đo góc phần tư và thước trắc tinh

Dụng cụ phức tạp đầu tiên giúp đo khoảng cách giữa các thiên thể.
Dụng cụ phức tạp đầu tiên giúp đo khoảng cách giữa các thiên thể.

Thước trắc tinh là một thiết bị khá phức tạp, có khả năng đo độ nghiêng trên bầu trời của các thiên thể dù là ban đêm hay ban ngày nhằm định vị chúng. Ngoài ra, chúng còn có thể được sử dụng để xác định vĩ độ của người đo và thời gian địa phương.

Mặc dù đã xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng đến thời kỳ trung cổ, các nhà thiên văn học đã cải tiến và giúp cho thiết bị này trở nên tinh vi hơn. Đây được xem là những cỗ “máy tính" đầu tiên giúp đo khoảng cách giữa các vật thể, đồng thời cũng là những thiết bị “vô giá" trong việc xác định phương hướng và nghiên cứu thiên văn học.

Dù mới chỉ là những hình thức sơ khai, nhưng hai thiết bị này đã trở thành nền tảng cho sự phát triển hơn nữa của quá trình nghiên cứu thiên văn.

Mạ vàng dựa vào thuỷ ngân

Kỹ thuật mạ vàng của người cổ đại vô cùng tinh vi.
Kỹ thuật mạ vàng của người cổ đại vô cùng tinh vi.

Ngay từ thời cổ đại, công nghệ mạ vàng đã được ứng dụng rộng rãi cho nội thất, đặc biệt là nội thất nhà thờ và tượng đài của các nhân vật tôn giáo trên khắp thế giới. Các thợ kim hoàn trong thời kỳ đó đã sử dụng thuỷ ngân để mạ vàng cho nhiều đồ vật. Đáng chú ý, chất lượng mà các sản phẩm làm ra trong thời kỳ này tinh vi đến mức mà nhiều công nghệ hiện nay cũng chưa thể vượt qua.

Đá Mặt trời

Loại đá giúp người Viking vượt biển không cần la bàn.
Loại đá giúp người Viking vượt biển không cần la bàn.

Truyền thuyết kể lại rằng, những viên đá Mặt trời này đã giúp người Viking di chuyển đúng hướng trên biển mà không cần la bàn. Thậm chí, những nhà khoa học cũng phải bối rối trong thời gian dài vì loại đá này. Câu chuyện về đá Mặt trời từng được xem là một trò lừa bịp hay một câu chuyện ma thuật viển vông, tuy nhiên, những nhà nghiên cứu hiện nay đã tuyên bố rằng viên đá cùng với khả năng thần kỳ của chúng là có thật.

Một phân tích hóa học đã xác nhận rằng viên đá đó là khoáng vật Iceland, hoặc tinh thể canxit.

Công nghệ khoan

Người cổ đại là những thợ khoan đáng kinh ngạc.
Người cổ đại là những thợ khoan đáng kinh ngạc.

Có thể nói, tổ tiên của chúng ta chính là những thợ khoan đáng kinh ngạc, và bằng chứng được tìm thấy trên khắp thế giới: đó là những lỗ lớn được khoan trên những nền đá cổ. Thậm chí, con người hiện đại cũng không thể tạo ra những lỗ tròn hoàn hảo đến như vậy nếu không có máy khoan "xịn". Từ đó thấy rằng, công nghệ thời cổ đại có thể tiên tiến hơn cả những gì mà chúng ta nghĩ.

Công nghệ nano

Công nghệ nano xuất hiện trong chiếc cúp Lycurgus khiến các nhà khoa học không giải thích nổi.
Công nghệ nano xuất hiện trong chiếc cúp Lycurgus khiến các nhà khoa học không giải thích nổi.

Chiếc cốc Lycurgus chính là một ví dụ phi thường về việc công nghệ nano thời cổ đại thực sự tiên tiến như thế nào. Theo đó, công nghệ nano là việc sử dụng vật chất ở quy mô cực kỳ nhỏ (có thể ở dạng nguyên tử, phân tử và siêu phân tử) cho các mục đích công nghiệp. Vì vậy, việc các hạt kim loại có kính cỡ chỉ khoảng 50 nanomet (1000 lần nhỏ hơn hạt muối) xuất hiện trong chiếc ly có từ thời cổ đại đã khiến các nhà khoa học phải “bó tay chịu trói". Chiếc cốc nổi tiếng này được làm từ thuỷ tinh lưỡng sắc, và có thể đổi màu tuỳ thuộc vào ánh sáng.

Phòng tiên tri

Căn phòng cổ có khả năng khuếch đại âm thanh kỳ diệu.
Căn phòng cổ có khả năng khuếch đại âm thanh kỳ diệu.

Vào năm 1902, các công nhân khi thi công xây dựng bể chứa nước ở Malta đã tình cờ phát hiện hầm mộ Hypogeum (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là dưới lòng đất). Không chỉ gây bất ngờ cho giới khoa học bởi cấu trúc mê cung phức tạp, di tích này còn hấp dẫn sự quan tâm của mọi người nhờ vào một căn phòng đặc biệt có tên là “Oracle Chamber" (hay Phòng tiên tri). 

Tuy nhiên, năng lực thực sự của nó không phải khả năng tiên tri như trong truyền thuyết, mà là một thứ khác.

Một trong những tính năng độc đáo của căn phòng này là khả năng khuếch đại âm thanh lên gấp nhiều lần. Dù chưa được chứng minh nhưng dựa vào những nét chạm khắc đá vôi độc đáo trên tường, người ta tin rằng căn phòng này vốn được sử dụng bởi một nhà tiên tri.

Cập nhật: 24/07/2024 Tổ Quốc
  • 2,33
  • 5.079