Thiên đường chim hoang dã lộng lẫy bậc nhất chính là hòn đảo này

Sẽ có chút khó khăn để được cho phép vào thăm khu bảo tồn thiên nhiên đảo Kapiti, New Zealand. Nhưng đổi lại, bạn sẽ được thỏa thích ngắm nhìn những loài chim đặc hữu quý hiếm nhất của quốc đảo này.

Từ Wellington, thủ đô của New Zealand, chỉ mất khoảng một giờ lái xe về phía bắc là tới bờ biển Kapiti. Đây cũng là nơi có đảo Kapiti, một trong những khu bảo tồn chim hoang dã thành công và tuyệt vời nhất thế giới.

Vùng đất tự nhiên độc đáo: Mới chỉ tiến hóa đến lớp lông vũ

Vốn dĩ, New Zealand là một quốc đảo tách biệt, tứ bề đều mênh mông nước biển. Trong sự kiện lục địa Gondwana nứt vỡ cách đây khoảng 85 triệu năm, mảng địa chất tạo nên quần đảo này đã bị tách rời, trôi dạt ra ngoài đại dương xa.


Đảo Kapiti - một trong những khu bảo tồn chim hoang dã thành công và tuyệt vời nhất thế giới.

Cũng cách đây 85 triệu năm, sự tiến hóa của hệ động vật trên Trái đất mới chỉ phát triển đến lớp lông vũ. Vì bị tách rời và cô lập giữa biển khơi, nên quần đảo New Zealand cũng tự thành một hệ sinh thái riêng biệt. Nó không tiến lên lớp thú có vú mà xoay ngang, mở rộng hệ chim hoang.

Tuy nhiên năm 1769, khi người Châu Âu tràn lên quần đảo này sinh cơ lập nghiệp, họ đã mang theo một số động vật có vú dạng nhỏ như mèo, chuột, chồn... Chẳng mấy chốc, hệ sinh thái nguyên thủy của New Zealand đã bị tàn phá trầm trọng bởi những loài thú săn mồi chưa từng có ấy.

Chỉ cho phép tối đa là 68 khách tham quan mỗi ngày

Chẳng bao lâu, New Zealand nhận ra sự tai hại đến từ nhà thú có vú đối với quần đảo đã dừng lại ở lớp chim này. Họ lập tức phát động chiến dịch tiêu diệt chúng, trả lại môi trường sống vốn có cho chim đảo.

Trên khắp Kapiti, toàn bộ chuột, mèo, chồn opossum, cừu chó và các loài chồn khác đều bị bắt sạch sẽ. Nhờ đó, những loài chim quý hiếm, đặc hữu mới được khôi phục và phát triển mạnh mẽ.


Kapiti đặc biệt quy định giới hạn số lượng khách ghé thăm trên một ngày.

Để đảm bảo sự tự nhiên của môi trường hoang dã, Kapiti đặc biệt quy định giới hạn số lượng khách ghé thăm trên một ngày. Họ sẽ chỉ cho phép tối đa là 68 người.

Có điều, đảo Kapiti cũng không phải là chưa từng có dân cư sinh sống. Thực chất, con người đã có mặt tại đây từ gần 800 năm trước cơ.

Thiên đường chim chóc đặc hữu của New Zealand

Ngày nay, kiến trúc lâu đời nhất vẫn còn sử dụng được ở đảo Kapiti là Whare Tawhito. Nó được xây dựng từ năm 1897, hiện là điểm đón tiếp du khách trước khi cho phép họ vào tham quan khu bảo tồn.

Trên đảo Kapiti, 1200 con chim kiwi nhỏ tròn ủng như cục bông lững thững đi lại. Loài chim này đã tuyệt chủng trên cả đảo Bắc và Nam của New Zealand. Nhưng may là vào năm 1912, 5 con cuối cùng đã được đưa tới Kapiti. Chính tại đây, chúng sinh sôi nảy nở, lên đến cả ngàn con như hiện tại.


Chim Kiwi.

Hai loài vẹt đặc hữu New Zealand là kakariki và kaka cũng được cứu thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng, vô tư nô giỡn trên hòn đảo này. Thêm cả weka, một loài chim thuộc họ gà nước không biết bay, và chim takahe nữa. Tất cả chúng đều không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài New Zealand.

Và tuyệt vời hơn cả là ngoài những loài chim đặc hữu ấy, Kapiti còn đầy rẫy các loài chim quý hiếm, xinh đẹp khác, cùng nhiều loài bò sát độc đáo cũng như côn trùng lạ mắt. Chưa kể, hòn đảo này còn sở hữu quan cảnh thiên nhiên hùng vĩ, lộng lẫy bậc nhất nữa.


Hai loài vẹt đặc hữu New Zealand là kakariki và kaka cũng được cứu thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng.

Đến đây, bạn sẽ chẳng bao giờ phải hối tiếc. Nhưng đừng quên đăng ký trước với một trong hai công ty du lịch là Kapiti Island Eco Experience hoặc Kapiti Island Nature Tours đấy nhé! Vì Kapiti có giới hạn lượt khách tham quan mỗi ngày mà.

Cập nhật: 28/11/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video