Thiên nhiên chết dần vì tiếng ồn của du khách

Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn của du khách tại một số công viên đang hủy hoại môi trường tự nhiên, và đe dọa đến môi trường

Ngày càng có nhiều du khách thích tìm đến những vùng hoang dã để ngắm cảnh và tìm kiếm sự yên tĩnh. Tiếng gió thổi qua những cây trên cao, tiếng chim hót, tiếng suối róc rách, cùng màu xanh thiên nhiên khiến du khách thư thái và thoát ra khỏi cuộc sống hiện đại phát triển, các thành phố lớn với nhiều tòa nhà chọc trời.

Khu rừng sâu, ngọn núi cao, hẻm núi hẹp và nhiều khu vực hoang sơ khác đã không còn bình yên, tĩnh lặng như vốn có nữa. Xen lẫn trong những âm thanh tự nhiên của núi rừng là tiếng ồn của du khách, tiếng nhạc, tiếng còi xe...

Theo một nghiên cứu gần đây của nhà khoa học Mỹ, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn của du khách tại một số công viên đang hủy hoại môi trường tự nhiên và đe dọa đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã, trong đó có các loài trong diện nguy cấp.


Thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người, nhưng tiếng ồn do du khách gây ra đang làm ảnh hưởng ngược đến thiên nhiên hoang dã. (Ảnh: Electric Forest).

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu âm khoảng 1,5 triệu giờ tiếng ồn trong suốt một thập kỷ qua tại 492 điểm, và so sánh giữa tiếng ồn tự nhiên và do con người gây ra.

Họ phát hiện thấy khoảng 63% địa điểm có độ ồn do con người tạo ra cao gấp đôi so với những âm thanh tự nhiên. Và ở 21% các địa điểm, tiếng ồn nhân tạo đã tăng lên ít nhất 10 lần so với âm thanh của núi rừng.

Rachel Buxton, một nhà sinh thái học thuộc Đại học bang Colorado, nói: "Dù đang đứng giữa núi rừng hoang sơ, bạn vẫn không thể thoát khỏi những âm thanh do con người tạo ra. Thực sự không có bất kỳ ranh giới nào".

Các phát hiện cũng chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm tiếng ồn làm giảm từ 50-90% âm thanh tự nhiên mà bạn có thể được nghe thấy. Chẳng hạn tại một số khu vực, bạn có thể nghe được tiếng chim hót trong phạm vi khoảng 30 m, nhưng hiện tại chỉ có thể nghe từ khoảng cách 3-15m.

Trong nỗ lực cắt giảm ô nhiễm tiếng ồn, các quan chức liên bang tại Cục Lâm nghiệp và Cục Quản lý đất đai Mỹ đang xem xét việc xây dựng tường âm thanh xung quanh các khu công nghiệp, cũng như sử dụng các phương tiện công cộng để đưa đón du khách, nhằm cắt giảm lưu lượng xe cá nhân vào công viên. Họ cũng đang xem xét việc thiết kế các mặt đường mới nhằm hấp thụ tiếng ồn từ động cơ và lốp xe, hạn chế đường lớn đi qua các khu vực hoang sơ.

Tuy nhiên, ô nhiễm tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới động vật hoang dã ở những công viên này, mà cả con người. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng đắm mình vào những âm thanh tự nhiên khiến bạn thư thái và cải thiện trí nhớ.

Âm thanh tự nhiên là một phần quan trọng của một hệ sinh thái, cũng như với sức khỏe và sự phục hồi của con người. Nhưng ô nhiễm tiếng ồn đang làm ảnh hưởng đến thiên nhiên. "Chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của âm thanh thiên nhiên, để bảo vệ chúng và giảm thiểu tiếng ồn do chính chúng ta gây ra", George Wittemyer, nhà sinh vật học thuộc Đại học bang Colorado, cho biết.

Cập nhật: 15/05/2017 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video