Thiên thể P/2010 A2 chỉ là một ngôi sao chổi giả

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu vừa công bố báo cáo cho biết thông qua tàu thăm dò sao chổi Rosetta, các nhà khoa học đã xác minh được rằng thiên thể mới có tên gọi P/2010 A2 là một ngôi sao chổi giả.


Thiên thể P/2010 A2. (Nguồn: Internet).

Trên thực tế P/2010 A2 là mảnh vỡ lớn còn sót lại sau sự va chạm giữa hai tiểu hành tinh. Khi quan sát từ xa, P/2010 A2 có một "đuôi" dài, vì thế các nhà khoa học tưởng rằng nó là một ngôi sao chổi.

Được biết, vào tháng 1/2010 các nhà khoa học thông qua kính viễn vọng thiên văn mặt đất đã phát hiện một thiên thể mới và đặt tên là P/2010 A2 . Do P/2010 A2 có một "đuôi" dài, vì thế các nhà khoa học nhận định đó là một ngôi sao chổi.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lại có ý kiến ngược lại cho rằng P/2010 A2 nằm ở quỹ đạo hình tròn của tiểu hành tinh, trong khi đó quỹ đạo của sao chổi đa phần là hình bầu dục. Chính vì thế P/2010 A2 đã trở thành tâm điểm tranh luận của giới khoa học.

Để phân biệt thật giả của sao chổi P/2010 A2 các nhà khoa học đã tiến hành so sánh hình ảnh thu được từ tầu thăm dò Rosetta với Kính viễn vọng mặt đất.

Sau khi so sánh, các nhà khoa học phát hiện "đuôi" của P/2010 A2 không phải là một dòng vật chất liên tục mà là một dòng vật chất được giải phóng trực tiếp vào trong vũ trụ. Do đó các nhà khoa học cho rằng P/2010 A2 rất có khả năng là một thiên thể được hình thành bởi sự va chạm của hai tiểu hành tinh. Thời gian hình thành vào khoảng ngày 12/2/2009.

Video về thiên thể P/2010 A2:

Theo vietnamplus
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video