Thời kỳ tuyệt chủng của răng giả đang đến gần

Những mầm răng vĩnh viễn hoặc răng khôn đều có thể được sử dụng để phát triển thành một chiếc răng đầy đủ chức năng.

Thế kỷ 21 có thể là thời điểm chúng ta chứng kiến sự tuyệt chủng của giấy tờ trong mô hình y tế, ứng viên tiếp theo rất có thể là những chiếc răng giả. Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Sinh học phát triển RIKEN, Nhật Bản đã tìm ra cách khiến bạn có thể lấy lại những chiếc răng đã mất. Điều quan trọng là chúng hoàn toàn "thật", không phải một chiếc răng giả bằng sứ, kim loại hay vật liệu composite.


Răng giả có thể sớm tuyệt chủng trong tương lai.

Đây là một kỹ thuật mới sử dụng trên các mầm răng (nhóm tế bào hình thành sớm trước khi phát triển thành một chiếc răng hoàn chỉnh). Các nhà khoa học khẳng định rằng họ có thể tách đôi một mầm răng và khiến chúng phát triển thành hai chiếc răng thật. Sau đó, chiếc răng này có thể được cấy ghép hoàn chỉnh lại vị trí khuyết thiếu trong hàm. Nó sẽ là một chiếc răng hoàn toàn thật, vừa khít và của chính bạn.

Các nhà khoa học công bố nghiên cứu của họ trên tạp chí Nature cho biết, tất cả những phương pháp cấy ghép răng giả hiện nay không thể phục hồi hoàn thiện chức năng của chiếc răng. Cụ thể người sử dụng sẽ không thể cảm nhận được đầy đủ kích thích khi sử dụng chúng để nhai. Chính vì vậy, phương pháp mới này chắc chắn sẽ là một triển vọng hoàn toàn mới của nha khoa tái tạo.

Trong phòng thí nghiệm tại Trung tâm Sinh học phát triển RIKEN, các nhà khoa học đã bước đầu thử nghiệm thành công phương pháp này trên chuột. Họ sử dụng sợi nylon để cắt đôi một mầm răng duy nhất.

Trải qua 15 ngày, hai nửa mầm răng đã có thể phát triển thành hai chiếc răng thật riêng biệt. Sau khi được cấy ghép trở lại, những con chuột hoàn toàn có thể sử dụng chúng để nhai một cách bình thường. Tuy nhiên, những kích thích lên chúng mới chỉ đạt một nửa.


Cứ 10 người thì có 1 người mất răng của họ.

Hiện tại, ở Anh có tới 11 triệu người sử dụng răng giả. Trong số đó, có gần 1 triệu người trong độ tuổi 16-44. Hầu hết những người này mất răng vì những vấn đề của bệnh răng miệng chứ không phải tuổi già. Tai nạn, tác động của sử dụng ma túy, suy dinh dưỡng và khuyết tật bẩm sinh là những nguyên nhân tiếp theo khiến cứ 10 người thì có 1 người mất răng của họ.

Tiến sĩ Takashi Tsuji, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết phương pháp mới sẽ đặc biệt hữu ích với tất cả các trường hợp như vậy, nhất là đối với những ai có một hàm răng phát triển không bình thường do khuyết tật bẩm sinh, sứt môi hoặc hội chứng Down.

Những mầm răng vĩnh viễn hoặc răng khôn đều có thể được sử dụng để phát triển thành một chiếc răng đầy đủ chức năng. Takashi Tsuji nói ông và nhóm sẽ sớm đưa liệu pháp tế bào gốc vào nghiên cứu của họ. Quá trình này chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều thí nghiệm phức tạp. Tuy nhiên, một thử nghiệm trên người có lẽ sẽ sớm được thực hiện.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video