Thú hoang dã chết vì H5N1 tại Cúc Phương

Từ sau Tết Mậu Tý đến đầu tháng 3/2008 Tại Vườn Quốc gia Cúc Phương đã xảy ra dịch bệnh động vật gây chết gần 20 cá thể động vật. Nhiều khả năng virut H5N1 đã gây nên dịch bệnh này.

Báo Hà Nội mới ra ngày 10/3 cho biết thêm: Số cá thể động vật bị chết bao gồm: 1 Culi, 2 Vọc Ngũ sắc, 2 cầy vòi mốc, 6 cày vằn và 5 chim chào mào. Cán bộ kỹ thuật vườn Cúc Phương đã gửi 4 mẫu bệnh phẩm cày vằn (chết trước ngày 22/02/2008) đến Bệnh viện nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh để tìm nguyên nhân.

Ngày 27 tháng 2 năm 2008 người ta đã xác định các mẫu bệnh phẩm này bị nhiễm virut H5N1. Để có cơ sở chắc chắn, ngày 28/02/2008 các mẫu bệnh phẩm lại được gửi đến Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.

Cầy non rất dễ bị nhiễm bệnh. (Ảnh: VNN)

Pháp luật TPHCM ngày 10/3 dẫn lời ông Tô Long Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương cho biết: đã phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm H5N1 trên con cầy vằn. Trung tâm đang làm rõ nguyên nhân và phân lập virus xem đây có giống virus H5N1 đã lây từ gia cầm sang người hay không.

Vấn đề là từ trước tới nay chưa có hiện tượng chết cầy vằn một cách nhanh như thế. Cầy bị ốm sang ngày thứ 2 là chết, chỉ trong 2 tuần chết tới 6 cá thể…Liệu vi rút H5N1 có phải là nguyên nhân chính cho đợt dịch động vật ở Cúc Phương hay không ? Liệu H5N1 ở cầy vằn có lây sang người và gây chết cho người như nguồn bệnh lây lan từ gia cầm hay không?

Đến nay điều này vẫn chưa khẳng định được (vì mẫu bệnh phẩm của một số cá thể chết khác lại âm tính với H5N1), nhưng Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương vẫn đề nghị lãnh dạo rừng Cúc Phương quan tâm theo rõi và giám sát hét sức chặt chẽ, nếu có cá thể ốm chết phải gửi mẫu ngay tới Trung tâm để xác định nguyên nhân, phân lập vi rút.

Trước đó, tháng 6/2005, ba con cầy hương cũng tại Vườn Quốc gia này cũng đã bị chết vì cúm gia cầm. Những con cầy hương này được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt và chúng lây bệnh do đã ăn phải thịt gia cầm nhiễm bệnh.

Vườn Quốc gia Cúc Phương cũng đã và đang tiếp tục áp dụng đồng bộ các biện pháp ATSH (an toàn sinh học) nhằm phòng tránh cho người và các cá thể đang sống trong quần thể tại Cúc phương.

Thế Lực (tổng hợp)

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video