Thủ phạm gây nhồi máu cơ tim

Bệnh mạch vành phổ biến trong nhóm các bệnh về tim mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, do tuổi tác, giới tính, gen và đặc biệt là lối sống.

Theo keckmedicine, bệnh mạch vành (CHD) là sự thu hẹp các mạch máu nhỏ cung cấp máu và oxy cho tim. Đau thắt ngực từng cơn, cảm giác bỏng rát, như có kim châm, bóp nghẹt ở ngực đến mức khó thở... là biểu hiện của bệnh mạch vành. Nếu không được điều trị, bệnh có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

  • Tuổi: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng theo tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt. Sau khi mãn kinh, nguy cơ phụ nữ mắc bệnh mạch vành cũng tăng lên.
  • Gene hoặc chủng tộc: Nếu cha mẹ mắc các bệnh về tim mạch, bạn có nguy cơ cao hơn so với những người khác. Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Mỹ, người Mỹ da đỏ, người Hawaii và một số người Mỹ gốc Á có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn hẳn.


Bệnh mạch vành có thể dẫn tới các cơn nhồi máu cơ tim hết sức nguy hiểm. (Ảnh: cardiodx.com).

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

  • Không hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
  • Kiểm soát cholesterol: Kiểm soát thông qua chế độ ăn kiêng, tập thể dục và sử dụng thuốc.
  • Kiểm soát huyết áp cao: Nên kiểm soát các chỉ số huyết áp của bạn, đặc biệt nếu huyết áp cao, hãy chú ý tới chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc, nếu cần.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Cũng giống như bệnh huyết áp cao, nếu bạn bị tiểu đường, hãy chú ý đặc biệt tới chế độ ăn kiêng, tập thể dục và dùng các loại thuốc phù hợp.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày: Giữ cân nặng bằng cách ăn các thực phẩm lành mạnh, ăn ít hơn và tham gia một chương trình giảm cân nếu bạn cần giảm cân.
  • Kiểm soát căng thẳng: Bạn nên tham gia một lớp học nào đó về vận động, câu lạc bộ giải trí hoặc có thể thiền hay yoga.
  • Hạn chế uống rượu, bia: Không nên uống rượu bia quá lượng quy định.

Dinh dưỡng tốt là điều quan trọng đối với sức khoẻ tim mạch của bạn và giúp bạn kiểm soát một số yếu tố nguy cơ.

  • Chế độ ăn uống giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn các protein nạc, ví dụ như gà, cá, đậu...
  • Uống sữa ít chất béo như sữa 1% và thực phẩm ít chất béo khác.
  • Tránh natri (muối) và chất béo trong thực phẩm chiên, chế biến sẵn và các món nướng.
  • Ăn ít thực phẩm động vật có chứa pho mát, kem hoặc trứng.
  • Đọc nhãn và tránh xa "chất béo bão hòa" và bất cứ thứ gì có chứa chất béo "hydrogen hóa" một phần hoặc "hydrogenated". Những thực phẩm này thường được kết hợp với chất béo không lành mạnh.
Cập nhật: 15/05/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video