Sẽ rất khó khăn khi lập kế hoạch điều trị cho người có bệnh khớp song hành với bệnh dạ dày. Các thuốc chữa khớp thường gây tổn hại cho dạ dày và tổn thương này cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.
Đối với bệnh nhân khớp, đường tiêu hóa luôn luôn là “cánh cửa” để đưa thuốc khớp vào cơ thể. Nhưng không phải lúc nào “cánh cửa” này cũng hoạt động tốt mà nhiều lúc cũng bị hư hại, ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng thuốc khớp. Các tổn thương dạ dày - tá tràng có thể xuất hiện trước bệnh khớp. Nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh dạ dày là hậu quả tác dụng phụ của thuốc chữa khớp.
Thuốc VIMEFLORO F.D.P đặc trị viêm phổi, viêm dạ dày, ruột |
Trong số các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thì chloroquin, methotrexat nổi tiếng là an toàn, nhưng vẫn có tính kích thích dạ dày, gây buồn nôn, đau dạ dày. Thuốc chữa bệnh gút đặc hiệu là colchicin lại có tính độc cao trên đường tiêu hóa, có thể làm cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính, thậm chí đến một chục lượt trong ngày.
Khi sử dụng thuốc khớp, bệnh nhân thường buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, tiêu chảy, táo bón. Có thể gặp các biến chứng nặng nề như loét dạ dày - tá tràng, thủng đường tiêu hóa. Nguy cơ biến chứng tiêu hóa rất cao ở những người có tiền sử loét cũ, nghiện rượu, có tuổi hoặc dùng thuốc chống đông.
Do hay buồn nôn, nôn, đau bụng nên bệnh nhân khớp kết hợp tổn thương dạ dày thường ngại uống thuốc, thậm chí từ chối uống thuốc. Bệnh lý tiêu hóa cũng hạn chế lượng thuốc hấp thu, khiến cho thuốc không có đủ nồng độ trong máu.
Một số thuốc làm trầm trọng thêm các tổn thương đường tiêu hóa, gây loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng chảy máu, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thủng ruột... thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, các bác sĩ khuyên bệnh nhân khớp phải thường xuyên kiểm tra dạ dày vào thông báo kết quả cho bác sĩ điều trị để có cách dùng thuốc hợp lý. Không nên tự ý đổi thuốc vì bạn có thể không chọn đúng loại thuốc ít gây hại cho dạ dày.