Thuốc nam chữa ba bệnh thường gặp ở trẻ em

Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy, đổ mồ hôi trộm và chàm mặt từ cây lá.

Tiêu chảy kéo dài:

Lá ổi (Ảnh: ND)

Đây là bệnh mạn tính thường do tỳ hư, trẻ mỏi mệt, sắc mặt xanh xao, chán ăn, người gầy mòn, đại tiện ra nước, phân ít, thậm chí nguyên cả thức ăn, tùy theo loại cây sẵn có ở địa phương mà dùng một số bài thuốc sau:

Bài 1: Búp chè xanh (hoặc chè khô) 4g, gừng nướng 2g, hạt cau khô 4g, lá tre xanh 4g, cây và rễ mã đề 6g, búp ổi 4g. Các vị trên rửa sạch bỏ vào ấm, đổ hai bát cơm nước sắc còn nửa bát, chia nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày một thang.

Bài 2: Hậu phác (vỏ cây vối) 15g, nam mộc hương 15g, hương phụ 10g, trần bì (vỏ quýt) 10g, gạo tẻ rang vàng 20g. Các vị thuốc thái nhỏ, rang vàng, cho vào ấm, đô ba bát nước, sắc lấy một bát, chia 3-4 lần uống trong ngày.

Bài 3: Chè khô 10g, búp ổi 10g, nụ sim 10g cả ba thứ sao thơm, bỏ vào ấm hãm như hãm chè cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần một thìa canh.

Bài 4: Bố chính sâm 20g, gạo tẻ 30g sao cháy, gừng khô 12g, hoài sơn 16g sao qua, sa nhân 16g, vỏ quít 12g sao qua, nam mộc hương 16g sao vàng. Các vị thuốc sao xong, trộn lẫn, tán nhỏ, rây mịn, bảo quản trong lọ kín, trẻ em dưới 5 tuổi uống l-2g một ngày, trẻ lớn hơn uống 2-4g một ngày.

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm: Trẻ em khi ngủ mồ hôi ra ướt đầu tóc gọi là đổ mồ hôi trộm. Trẻ ốm yếu, xanh, gầy còm thường mắc bệnh này, dân gian có một số cách chữa trị:

Cách 1: Dùng ngũ bội tử 20g tán nhỏ thành bột, hòa với nước cơm rịt vào rốn khi trẻ đi ngủ, lấy băng buộc lại, mỗi đêm làm một lần.

Cách 2: Dùng khoảng 10 lá dâu tằm non rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, lọc kỹ, pha thêm đường vừa ngọt cho dễ uống (nếu có mật ong thì càng tốt), uống hai lần một ngày, mỗi lần một thìa canh.

Trẻ bị rôm sẩy nhiều: Mùa hè trẻ em hay bị rôm sẩy, nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến nhiều biến chứng viêm nhiễm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Đông y có một số kinh nghiệm trị rôm đơn giản như sau:

Cách 1: Rửa sạch vỏ dưa hấu, gọt sạch phần dưa còn dính lạii trên vỏ rồi xoa vào những chỗ bị rôm trên cơ thể trẻ, nên xoa cho trẻ sau khi tắm thì tốt hơn, mỗi ngày xoa 3 lần, thường sau 2 ngày sẽ đỡ.

Cách 2: Giã nhỏ quả mướp đắng, vắt lấy nước xoa lên chỗ bị rôm, 1 -3 ngày sẽ đỡ.

Cách 3: Lấy lá và hoa kinh giới, sắc lên cho trẻ uống thay nước, lại lấy lá kinh giới vò nát trong chậu, dùng làm nước tắm cho trẻ.

Trẻ bị chàm mặt:

Trẻ em bị chàm hai gò má đỏ ửng nổi đát lấm tấm hoặc có lỗ nhỏ lở loét thường chảy nước vàng, hay dùng các bài thuốc dân gian sau:

Bài 1: Dùng 100g vỏ cây râm bụt, 10g bồ kết, 10g gừng tươi. Vỏ cây râm bụt cạo bỏ vỏ bẩn bên ngoài rồi thái nhỏ, quả bồ kết bóc bỏ hạt, gừng tươi thái nhỏ. Cả ba thứ cho vào nồi, đổ 1.000ml nước đun cạn còn 100ml, gạn bỏ bã để cho trong rồi cho vào nồi đun nhỏ lửa, cô đặc sền sệt, để nguội cho vào lọ bôi dần. Bôi hai lần một ngày, trước khi bôi, rửa sạch các vết mụn chàm bằng nước lá trầu không đun sôi để nguội.

Bác sĩ LÊ THU HƯƠNG
Theo Sức khỏe đời sống, Nhân dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video