Thuốc sát trùng miệng có công dụng hay không?

Không cần phải theo đơn bác sĩ, các loại thuốc sát trùng miệng có công dụng loại bỏ hơi thở không mấy thơm tho. Nhưng theo một báo cáo mới về công dụng của thuốc sát trùng miệng, một số loại lại có thể làm đen răng.

Báo cáo này xem xét lai các nghiên cứu trước đó về thói quen súc miệng và hơi thở khó chịu.

Có tới 50% dân số Hoa Kỳ, và khoảng 50-60% dân số Pháp nói rằng họ mắc bệnh hôi miệng.

Hơi thở khó chịu là do vi khuẩn và thức ăn thừa tích tụ trong các nếp nhỏ trên lưỡi và các khe răng gây ra. Tại đó, vi khuẩn phân hủy thức ăn và giải phóng hợp chất lưu huỳnh trong đó bao gồm hiđro sunfua (hợp chất khiến trứng thối có mùi đáng sợ).

Trong báo cao Thư viện Cochrane, các nhà nghiên cứu viết: "Bệnh hôi mồm gây ra hơi thở khó chịu phát sinh từ miệng, nó có thể rất nghiêm trọng khiến người bệnh phải xấu hổ”.

Hơi thở cũng là một dấu hiệu của bệnh viêm lợi, do một số vi khuẩn gây hôi miệng cũng đồng thời là tác nhân gây viêm lợi. Nhà nghiên cứu Zbys Fedorowicz thuộc Bộ y tế tại Bahrain cho biết: "Những người bị hôi miệng không đồng nghĩa với việc họ bị viêm lợi. Nhưng hầu hết những người bị viêm lợi có hơi thở không dễ chịu tí nào”. 

Không cần phải theo đơn bác sĩ, các loại thuốc sát trùng miệng có công dụng loại bỏ hơi thở không mấy thơm tho. Nhưng theo một báo cáo mới về công dụng của thuốc sát trùng miệng, một số loại lại có thể làm đen răng.(Ảnh : ciao.co.uk )

Súc miệng và đánh răng có thể giúp loại bỏ thức ăn thừa nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ, theo Fedorowicz, đặc biệt là do lưỡi chính là nơi tập trung chính của vi khuẩn. Báo cáo tổng hợp trước đây cho thấy việc nạo lưỡi chỉ có công dụng tạm thời và giới hạn trong việc khắc phục bệnh hôi miệng.

Để chống lại căn bệnh, cũng có một hoặc hai cách súc miệng. Một số loại thuốc súc miệng có thể giết vi khuẩn gây mùi hôi, trong khi một số loại khác trung hòa hoặc che đi mùi hôi mà hợp chất sunfua gây ra. Báo cáo chỉ ra rằng các loại thuốc súc miệng khac snhau có công dụng tương đương nhau đối với mùi hôi miệng, đều có công dụng làm giảm chứng hôi miệng.

"Chúng tôi thấy rằng nước súc miệng diệt khuẩn, cũng như các chất hóa học trung hòa mùi hôi, có công dụng rất tốt trong việc kiểm soát mùi hôi miệng”, Fedorowicz nói.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm có chứa chlorhexidine, một hợp chất diệt vi khuẩn, gây ố răng và lưỡi đáng kể dù chỉ mang tính tạm thời.kể đến kết quả nhưng tạm thời ố của lưỡi và răng.

"Chúng ta có thể đánh răng để loại bỏ vết ố, nhưng ở các khe răng nơi bàn chải không tới được thì vết ố bám khá chắc”, Fedorowicz nói với LiveScience. Theo ông, việc hiện tượng biến màu này cũng giống như khi hút thuốc lá, răng và lưỡi sẽ có màu hơi nâu đậm.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video