Thuốc trị bệnh tiểu đường có thể chữa bệnh mù lòa

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Mỹ, công bố ngày 7/5 trên tạp chí Khoa học thị giác và khoa điều tra mắt (Investigative Ophthalmology & Visual Science) cho thấy loại thuốc metformin, một liệu pháp phổ biến điều trị cho hàng triệu bệnh nhân mắc tiểu đường Type 2 hiện nay, có thể sẽ trở thành loại thuốc trị hiệu quả bệnh mù lòa.

Trong các thử nghiệm nuôi cấy tế bào và chuột thí nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng metformin, thành phần vốn được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở các bệnh nhân tiểu đường, cón có công dụng quan trọng khác là giảm đáng kể tác động của uveitis, tác nhân gây ra hiện tượng viêm mô bề mặt ngoài của nhãn cầu, gây mù lòa ở người.

Hiện, Uveitis là tác nhân gây ra 10-15% tất cả các trường hợp mù lòa ở Mỹ, và nguyên nhân hàng đầu gây ra tỷ lệ mù lòa cao trên toàn thế giới.

Phương pháp điều trị duy nhất sẵn có hiện nay trị rối loạn trên là liệu pháp xteoit. Nhưng xteoit sẽ tạo ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và càng không thể sử dụng trong thời gian dài.

Giáo sư Kota Ramana cùng với Trường Đại học Y Texas ở Galveston (UTMB) cho biết Uveitis khởi phát từ rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do các bệnh lây nhiễm và các rối loạn tự miễn dịch, tất cả các nguyên nhân này đã sản sinh ra chứng viêm mãng cầu mắt. Nghiên cứu trên khẳng định Metformin gây ức chế và ngăn chặn quá trình gây viêm mô ở nhãn cầu mắt.

Các nhà khoa học đã khám phá ra những ích lợi của metformin khi tiến hành thử nghiệm trên chuột.

Giáo sư Satish Srivastava UTMB, đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết: "Chúng tôi thấy rằng loại thuốc này thực sự là một liệu pháp tốt và có tác dụng kháng viêm rất tốt. Nếu chúng tôi cung cấp trước một lượng thuốc này cho loài chuột thì chúng không hề phát triển tác nhân uveitis, còn nếu cung cấp liệu pháp này sau khi uveitis đã tăng trưởng, thì chúng lại có tác dụng kháng viêm và ngăn chặn bệnh. Rõ ràng, Metformin có tính chất kháng sưng viêm rất mạnh mẽ".

Theo các nhà nghiên cứu, metformin hoạt động bằng việc kích hoạt enzyme có tên là AMPK, có tác dụng ngăn chặn hoạt động của loại protein NF-kappa B. Sự kiềm chế NF-kappa B giúp ngăn chặn sự sản sinh các phân tử có dấu hiệu sưng viêm, sự phân bào và chemokines vốn cần thiết để tạo và duy trì uveitis.

Từ khi metformin được sử dụng rộng rãi như một liệu pháp cho bệnh tiểu đường, thì các nhà khoa học tin rằng nó hoàn toàn có thể trở thành loại thuốc kháng uveitis hữu hiệu chữa bệnh mù lòa trên toàn thế giới.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video