Thủy tinh thể nhân tạo như ở mắt người

Các chuyên gia Mỹ đang nghiên cứu một dạng thủy tinh thể nhân tạo, với mục tiêu thay thế thủy tinh thể bị hỏng ở mắt người.


Thủy tinh thể Grin

Gần như giống hệt thủy tinh thể tự nhiên trong mắt người, thủy tinh thể nhân tạo dựa trên công nghệ gọi là GRIN (chỉ số quang học khúc xạ độ gradient).

Thủy tinh thể nhân tạo được làm từ hàng ngàn lớp polymer ở kích thước nano, có khả năng bẻ cong hoặc khúc xạ ánh sáng với nhiều độ nghiêng khác nhau khi ánh sáng xuyên qua.

“Mắt người chính là thấu kính GRIN”, theo chuyên san Optics Express dẫn lời Michael Ponting, nhà khoa học chuyên ngành polymer thuộc Đại học Case Western Reserve (Mỹ). Khi ánh sáng đi vào thủy tinh thể của mắt người và xuyên ra phía sau, các tia sáng được phản xạ bằng nhiều góc độ khác nhau.

Công nghệ mới cung cấp phương tiện rất hiệu quả để kiểm soát đường đi của ánh sáng mà không cần dựa vào quang học phức tạp, cách mà các chuyên gia từng cố gắng tiếp cận nhưng thất bại.

GRIN được đánh giá có tiềm năng ứng dụng trong các thiết bị hình ảnh y tế thu nhỏ, đồng thời cải thiện được công nghệ hiện tại sử dụng trong việc cấy thủy tinh mắt.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video