Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là gì?

Bệnh bắt đầu từ cục máu đông trong tĩnh mạch, thường là các tĩnh mạch sâu ở cẳng chân hay ở cánh tay và các tĩnh mạch khác.

Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết huyết khối tĩnh mạch sâu to dần, gây trở ngại, tắc dòng chảy của máu, khi đó bệnh gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

Khoảng 50% trường hợp có chung một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đó là thuyên tắc động mạch phổi. Biến chứng xảy ra khi cục máu nằm trong tĩnh mạch sâu vỡ ra, bong khỏi thành tĩnh mạch, các mảnh vỡ trôi về tim và đi sang động mạch phổi gây tắc một phần hay toàn bộ dòng máu lên phổi.

"Các cục huyết khối ở đùi dễ vỡ và đi lên phổi nhiểu hơn so với các cục máu ở phần thấp cẳng chân hay ở các phần khác của cơ thể. Người bệnh có triệu chứng đau đầu, khó thở, đau ngực, đau hơn khi hít sâu, nhịp tim nhanh", bác sĩ nói.


Bệnh thường bắt đầu ở các cục máu đông trong tĩnh mạch cẳng chân hoặc tay. (Ảnh: Amar Health).

Nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp như phẫu thuật của vùng bụng, vùng chậu hay các phẫu thuật chi dưới, đa chấn thương, ung thư, gãy khớp háng, bất động và nằm viện lâu, liệt chi dưới do tổn thương tủy sống, tuổi cao, suy tim, suy hô hấp, các đường truyền tĩnh mạch trung tâm, các bệnh di truyền và các bệnh máu.

Mắc các bệnh như đái tháo đường, tim, bệnh mạch máu, thường xuyên hút thuốc, béo phì, phụ nữ mang thai, dùng thuốc ngừa thai, điều trị hormone, khiếm khuyết di truyền là những yếu tố gây ra tình trạng tăng đông máu. Tình trạng này gặp nhiều hơn ở người tuổi trên 60, béo phì, ung thư, các bệnh tự miễn như lupus, các nguyên nhân di truyền.

Huyết khối tĩnh mạch sâu chủ yếu ảnh hưởng đến các tĩnh mạch lớn ở phần thấp cẳng chân và đùi, hầu như ở một phía cơ thể. Nếu người bệnh chỉ bị huyết khối tĩnh mạch đơn thuần thì sẽ gây ra đau, phù cẳng chân, nhạy cảm của bắp chân hay đùi, có các vệt đỏ, loét mạn tính vùng cẳng chân vì rối loạn dinh dưỡng do phù nề.

Bác sĩ Nam Anh khuyên những người có nguy cơ mắc bệnh có thể dùng các thuốc chống đông, thuốc làm loãng máu giúp ngăn ngừa phát sinh huyết khối tĩnh mạch. Người bệnh cũng cần tự vận động hai chi dưới bằng cách gồng cơ, sử dụng vớ ép tĩnh mạch, sau khi phẫu thuật cần nhanh chóng rời khỏi giường nằm và đi lại càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, người béo phì hoặc có bệnh lý tĩnh mạch từ trước, những người đi máy bay đường dài nên thường xuyên đứng dậy và tập các bài tập căng cơ cẳng chân bằng cách đứng nhón gót, gồng cơ đùi và cẳng chân sau mỗi 4 giờ ngồi liên tục.

Cập nhật: 02/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video