Viêm màng não do nấm là gì?

Viêm màng não do nấm - căn bệnh xuất hiện sau phẫu thuật thẩm mỹ hiện bùng phát ở Mỹ và Mexico - có thể gây sốt, đau đầu, thậm chí tử vong.

Viêm màng não do nấm nguy hiểm thế nào?

Viêm màng não là một loại nhiễm trùng ảnh hưởng đến chất lỏng và ba màng não, bộ phận bảo vệ não và tủy sống. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, viêm màng não do nấm xảy ra sau khi một người bị nhiễm nấm lây lan đến não hoặc tủy sống. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện vài tuần sau khi nhiễm trùng, tiêu biểu là sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, trạng thái tinh thần thay đổi.


Minh họa bào tử nấm gây viêm não. (Ảnh: Thickstock).

CDC cho biết có nhiều loại nấm kích thước rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường, khiến mọi người dễ dàng hít phải hoặc ăn phải các bào tử siêu nhỏ. Viêm màng não do nấm không lây nhiễm từ người sang người. Dù hiếm gặp, các đợt bùng phát viêm màng não do nấm thường xảy ra sau các thủ thuật y tế và các ca phẫu thuật.

Chẩn đoán và điều trị viêm màng não do nấm

Để được chẩn đoán viêm màng não do nấm, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu hoặc dịch não tủy để xét nghiệm xem có các bào tử nấm hay không. Theo CDC, nếu kết quả dương tính, bệnh nhân sẽ được tiêm tĩnh mạch thuốc kháng nấm liều cao, như amphotericin B - ngăn chặn sự phát triển của nấm. Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được uống thuốc như itraconazole hoặc fluconazole.

Hiện không có khuyến nghị cụ thể về thời gian dùng thuốc. Hầu hết bác sĩ sẽ kê đơn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của bệnh nhân. Ví dụ, người có bệnh nền làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, chẳng hạn HIV/AIDS sẽ cần điều trị lâu hơn.

Viêm màng não do nấm có gây chết người không?

Hiện chưa có dữ liệu về số người chết mỗi năm vì viêm màng não do nấm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng cho biết, bệnh có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.

Hiện chưa có vaccine chống viêm màng não do nấm. CDC khuyến nghị một số biện pháp phòng ngừa như tránh những khu vực có nhiều bụi, tránh hoạt động, tiếp xúc gần với bụi bẩn mà không sử dụng các biện pháp bảo hộ như khẩu trang, làm sạch vết thương ngoài da bằng nước ấm và xà phòng để ngăn nhiễm trùng.

Cập nhật: 30/05/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video