Tiêm vắc-xin Vaxigrip có ngừa được cúm gia cầm?

Hiện nay ở các thành phố lớn, người dân đổ xô đi tiêm vắc-xin cúm. Nhiều người cho rằng tiêm vắc-xin này sẽ không bị nhiễm cúm gà, nhưng cũng có không ít người lại khẳng định, tiêm như vậy chỉ để yên tâm và phòng được cúm thường thôi.

Chúng tôi đã gặp Dược sĩ Nguyễn Thị Hường - Phụ trách Khoa Dược, Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội để có được những thông tin cần thiết về loại vắc-xin này.

Vaxigrip là gì?

Vaxigrip là vắc-xin cúm các chủng 2005/2006. Đây là một loại huyền dịch tiêm được nạp sẵn trong bơm tiêm 0.5 ml hay trong ống 0.5 ml. Loại vắc-xin này có tên gọi VAXIGRIP, do Hãng Dược Aventis Pasteur của Pháp mới sản xuất và đã được Bộ Y tế Việt Nam cho phép sử dụng.

Vắc-xin này dùng để dự phòng bệnh cúm, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao bị các biến chứng kèm theo.

Vaxigrip có phòng ngừa được cúm A/H5N1 được không?

Vắc-xin này phòng ngừa được 3 chủng cúm thường, phổ biến của năm 2005 và 2006. Vì bệnh cúm có đặc điểm thay đổi theo mùa nên tốt nhất phải tiêm phòng bệnh cúm hàng năm, hoặc vào đầu mùa thu ở các nước có khí hậu ôn đới, hoặc đầu giai đoạn có nguy cơ phát bệnh ở các nước vùng nhiệt đới.

* Với cúm A/H5N1: Nếu chẳng may bị nhiễm cúm thông thường đúng vào thời điểm dịch cúm A/H5N1 bùng phát, virus cúm thường sẽ kết hợp với H5N1 tạo thành một chủng virus cúm mới, có khả năng lây từ người sang người. Vì thế, tiêm phòng Vaxigrip sẽ làm giảm khả năng các virus cúm kết hợp lại với nhau, hạn chế bớtkhả năng bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra, tiêm phòng Vaxigrip còn giúp các bác sĩ nhanh chóng tìm ra người bệnh bị nhiễm cúm chủng nào, vì nếu đã tiêm phòng loại vắc xin này thì hầu như không thể bị cúm.

Khi nào không nên tiêm Vaxigrip?

Đó là khi bạn:

- Dị ứng với các hoạt chất, với bất kỳ tá dược nào của vắc xin, với trứng, với protein của gà, với neomycine, với formaldehyde, với octoxinol-9.

- Sốt do bệnh hay nhiễm trùng cấp tính (trong trường hợp này tốt nhất nên hoãn việc tiêm ngừa cho đến khi hết bị bệnh).

Trước và sau khi tiêm phải lưu ý điều gì?

Bạn cần rất thận trọng và phải báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị suy giảm miễn dịch, bị dị ứng hay bị bất kỳ một phản ứng bất thường sau lần tiêm ngừa trước đây (nhất là với các cháu nhỏ).

Phụ nữ có thai và cho con bú chỉ được dùng vắc-xin này khi có ý kiến của bác sĩ.

Với những người thường xuyên lái xe và sử dụng máy móc: Hiện nay vẫn chưa có khẳng định nào về việc vắc-xin có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc hay không. Tốt nhất nên được bác sĩ thăm khám kỹ càng và có chỉ định với từng trường hợp cụ thể.

Tiêm xong phải ngồi nghỉ từ 5 đến 10 phút để tránh bị choáng.

Nếu trẻ đang trong thời kỳ phải tiêm chủng các loại vắc xin khác thì Vaxigrip có ảnh hưởng đến các loại vắc xin đó không?

Vaxigrip có thể dùng cùng lúc với các vắc-xin khác nhưng phải tiêm tại một vị trí khác.

Nếu bạn hoặc con bạn đang bị bệnh, hãy báo với bác sĩ hay dược sĩ về bất cứ một điều trị nào, các thuốc khác, ngay cả những thuốc không cần kê đơn mà bạn đang dùng hay vừa mới dùng.

Phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định tiêm Vaxprip theo đúng độ tuổi như thế nào?

Về liều lượng: Người lớn và trẻ em trên 36 tháng, tiêm một liều là 0.5 ml; Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tiêm một liều là 0.25 ml

Về số lần tiêm: Đối với trẻ em (dưới 8 tuổi) trước đây chưa tiêm ngừa, phải tiêm liều thứ 2 cách liều đầu tiên ít nhất là 4 tuần. Từ 8 tuổi trở lên chỉ tiêm một lần.

Chỉ được tiêm bắp hay tiêm dưới da sâu, không bao giờ được tiêm vắc-xin này vào mạch máu.

Vaxigrip có bị tác dụng phụ hay không?

Cũng giống như các dược phẩm khác, Vaxigrip có thể gây những tác dụng phụ. Cụ thể là qua các nghiên cứu lâm sàng, tác dụng phụ thường gặp gồm có:

Phản ứng tại chỗ: ban đỏ (quầng đỏ), sưng, đau, bầm máu, nốt cứng.

Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi, đau cơ, đau khớp.

Các phản ứng này thường tự khỏi sau 1-2 ngày, không cần điều trị.

Còn khi theo dõi trong quá trình lưu hành vắc xin, các chuyên gia ghi nhận được các tác dụng phụ sau:

Không phổ biến: Các phản ứng da toàn thân bao gồm ngứa, mày đay hay phát ban.

Vấn đề bảo quản Vaxigrip

Khi đi tiêm, bạn nên được biết là vắc-xin có được bảo quản và sử dụng đúng tiêu chuẩn hay không. Đây là loại vắc-xin cần được bảo quản khá công phu: phải được giữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ +2oC đến +8oC và tránh ánh sáng, không được để đông băng, không được dùng vắc-xin khi đã bị đổi màu hay xuất hiện phần tử lạ, không sử dụng khi đã quá thời hạn sử dụng ghi trên nhãn hay trên bao bì.

Cũng vì thế mà theo Dược sĩ Hường, bạn không nên tự mua vắc xin về và nhờ người tiêm hộ. Vắc-xin rất nhạy cảm, trong quá trình đem từ hiệu thuốc về nhà, vắc xin có thể đã bị hỏng mà bạn không thể biết được. Lúc này mà tiêm vắc-xin vào cơ thể thì sẽ rất nguy hiểm.

Việc tiêm chủng nên tiến hành ở các bệnh viện và cơ sở y tế đáng tin cậy. Bởi chỉ những nơi này mới cung cấp các loại thuốc được bảo quản, lưu trong kho và tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn và hướng dẫn của nhà sản xuất, theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.

Kiều Nga - An Cường.

Theo Vnmedia
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video