Tìm ra cách bảo quản vắc xin không cần làm lạnh trong nhiều tháng

Vắc xin hoàn toàn không tốt nếu bị hư hỏng bởi sức nóng trong quá trình bảo quản khi di chuyển. Do đó, làm thế nào để giữ được chất lượng của vắc xin luôn khiến các nhà khoa học phải tính toán.

Đặc biệt, khi vắc xin cần phải đưa đến nhiều vùng xa xôi trên thế giới thì vấn đề bảo quản là vô cùng quan trọng. Thậm chí, để vận chuyển vắc xin, phải dùng đến những con lạc đà mang theo tủ lạnh mini chạy bằng năng lượng Mặt Trời trên lưng.


Các nhà khoa học vừa tìm ra phương án giúp bảo quản vắc xin mà không cần làm lạnh.

Thực tế, vắc xin cần phải được làm lạnh, không bị gián đoạn được gọi là "chuỗi lạnh" và trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi phải lưu trữ nhất quán.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học gần đây đã tìm ra một giải pháp tiềm năng cho phép vắc xin không bị biến đổi trong nhiều tuần tại các khu vực nóng bức và hẻo lánh.

Trong khi các phương pháp khác tập trung vào việc tái cấu trúc vắc xin hoặc sửa đổi thì phương pháp mới này dựa trên việc bổ sung đường đơn giản.

Virus được trộn lẫn và sau đó được sấy khô thành màng có đường, được tạo ra từ sự kết hợp của hai chất bảo quản thực phẩm được FDA chấp thuận, được gọi là pullulan và trehalose.

Trong giải pháp này, vắc xin có thể được vận chuyển mà không cần làm mát liên tục. Các bác sĩ tại địa phương chỉ cần thêm nước trước khi dùng cho bệnh nhân.

"Một lời giải thích khả dĩ giữa hai hợp chất này có thể là trehalose cung cấp sự bảo vệ trong quá trình hút ẩm trong khi pullulan mang lại sự ổn định lâu dài bằng cách làm bất động virus trong ma trận thủy tinh", các tác giả giải thích.

Tuy nhiên, trước khi giải pháp mới này có thể được đưa vào thử nghiệm cuối cùng, các nhà nghiên cứu cần xem xét liệu những kết quả này có an toàn cho con người hay không và liệu phương pháp này có hoạt động trên bất kỳ loại vắc xin nào khác không.

Nếu có thể thực hiện, quy trình tương đối rẻ sẽ loại bỏ gần như toàn bộ chi phí vận chuyển vắc-xin thường có thể chiếm tới 80% trong toàn bộ quy trình tiêm chủng.

Các tác giả đặc biệt hào hứng với triển vọng phân phối vắc xin Ebola và nhiều loại vắc xin khác.

Cập nhật: 28/05/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video