Theo tạp chí Nature, các nhà khoa học đã phát hiện nguồn gốc sự giao phối từ việc quan sát hóa thạch của con cá da phiến, sống cách đây 385 triệu năm ở Scotland.
Các nhà nghiên cứu hóa thạch cho biết, những hành động thân mật trong việc quan hệ tình dục của con người có nguồn gốc từ lớp cá “có giáp tiền sử”, có tên khoa học Microbrachius dicki, thuộc nhóm cá da phiến.
Hóa thạch của một con đực Microbrachius dicki - (Ảnh: BBC News)
Quan sát hóa thạch của một con đực Microbrachius dicki, các nhà khoa học nhận thấy phần xương chi sinh dục hình chữ L của nó phát triển (hay được gọi là mấu bám giao cấu), có tác dụng chuyển tinh trùng cho con cái. Về phần con cái có những xương cặp nhỏ, dùng để “khoá” cơ quan sinh dục con đực trong quá trình giao phối.
“Cá da phiến từng được xem là nhóm cụt, không có bất kì sự liên quan trực tiếp nào với chúng ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy sự tiến hoá của con người bắt rễ sâu từ loài cá da phiến. Một số đặc điểm của chúng ta, như: hàm, răng, cặp chi…có nguồn gốc từ loài cá này". - John Long, nhà khảo cổ sinh vật học thuộc trường đại học Flinders, Úc cho biết.
Cá Microbrachius dicki. (Ảnh: Đại học Flinders)
Mẫu hoá thạch đã cho thấy, cá da phiến là sinh vật đầu tiên sử dụng việc thụ tinh bên trong và giao phối như một chiến lược sinh sản. Khám phá này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử tiến hóa của việc sinh sản hữu tính.
Một phát hiện thú vị hơn từ mẫu hoá thạch, các loài cá hầu như thực hiện giao phối trong tư thế nghiêng về một phía với xương cánh tay bị khoá chặt với nhau, khiến chúng có vẻ như đang khiêu vũ hơn là giao phối.
Điều này cho thấy, phần lớn nam giới dễ dàng đưa bộ phận sinh dục vào bên trong ở phía bên phải khi giao phối.