Khai quật mộ cổ, chuyên gia tìm thấy 3 quả cầu tóc hé lộ sự thật bất ngờ về người xưa

3 quả cầu này khiến các chuyên gia cảm thấy run sợ bởi bên trong có chứa tóc người và da động vật.

Năm 1970, một nhóm các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 3.000 ngôi mộ cổ tại khu vực gần thành phố Turfan ở Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Sau khi đối chiếu với các tài liệu lịch sử, họ xác định được đây là khu vực nghĩa trang Dương Hải. Các ngôi mộ ở nghĩa trang này được sắp xếp một cách có trật tự ban bệ.


Các ngôi mộ cổ được tìm thấy trong nghĩa trang Dương Hải ở gần thành phố Turfan ở Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Sau đó, đến năm 2003, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Patrick Wertmann từ Viện Nghiên cứu Châu Á và phương Đông, Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã tới để khai quật nhóm mộ cổ này. Trong số các ngôi mộ, họ đã tìm thấy 3 quả cầu bằng da kỳ lạ.

Tiến sĩ Patrick Wertmann cho biết, mới nhìn qua, 3 quả cầu này khiến các chuyên gia cảm thấy khá rùng rợn. Nguyên nhân là bởi chúng được nhồi bằng… tóc người và một số mảnh da vụn. Lớp da được dùng để bọc bên ngoài là da cừu.

Kết quả định tuổi bằng đồng vị carbon phóng xạ cho thấy các quả cầu đã được làm ra trong khoảng thời gian từ năm 1189 đến năm 911 trước Công Nguyên, tức khoảng 2.900-3.200 năm về trước.


Những quả cầu da kỳ lạ mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong 3 ngôi mộ cổ. (Ảnh: ABC).

Thế nhưng những quả cầu này được tạo ra để làm gì? Vì sao bên trong lại có tóc và da động vật?

Những quả cầu này có kích thước bằng với những quả bóng chày. Lớp da bên ngoài được dùng để gói các thứ bên trong và buộc túm lại. 3 quả cầu này còn được đánh dấu chữ thập màu đỏ. Xét về hình dạng, chúng khá giống những quả bóng được miêu tả trong một văn bản có niên đại từ năm 195 sau Công nguyên.


Hình ảnh trò chơi cưỡi ngựa đánh bóng được người xưa khắc họa trên những bức tranh thời xưa. (Ảnh: ABC).

Sau đó, nhóm của Patrick Wertmann đã liên hệ với những quả được tìm thấy trong các ngôi mộ thời Đường đã được khai quật ở địa điểm khác. Những quả bóng ở thời Đường được dùng trong trò chơi cưỡi ngựa và dùng gậy đánh bóng. Đây là một loại trò chơi giới quý tộc cổ đại ở Trung Quốc từng rất ưu chuộng và nó có nhiều nét với trò chơi polo ngày nay. Từ sự giống nhau này, các chuyên gia đưa ra giả thuyết những quả cầu tóc người này là một phần của trò chơi cưỡi ngựa, dùng gậy đánh bóng. Như vậy, 3 quả bóng này lâu đời hơn ít nhất nửa thiên niên kỷ so với các quả bóng cổ xưa nhất từng được khai quật ở lục địa Á-Âu.

Wertmann cho biết: "Vì những quả bóng có vết đánh trúng nên chúng tôi đã kết luận nó được dùng trong trò chơi đánh bóng. Hơn nữa, chúng có trọng lượng khá nhẹ nên tôi không nghĩ chúng được dùng làm vũ khí đi săn". Tuy nhiên vị tiến sĩ cho rằng đó là một trong những giả thuyết bởi họ không tìm thấy cây gậy đánh bóng nào trong 3 ngôi mộ có chứa những quả cầu tóc người. Mặc dù, những ngôi mộ khác trong nghĩa trang Dương Hải có niên đại cùng thời gian đã tìm thấy một số thứ giống gậy đánh bóng.


Một bức tranh tường mô tả trò chơi cưỡi ngựa đánh bóng được tìm thấy trong mộ cổ ở Thiểm Tây. (Ảnh: Sohu).

Theo đánh giá của Wertmann, nếu giả thuyết của nhóm ông là đúng thì phát hiện này cũng tiết lộ nhiều hơn về lịch sử của các trò chơi có sử dụng bóng nói chung. Như vậy, trong khoảng 3.000 năm trước, các trò chơi cưỡi ngựa đánh bóng rất phát triển thời kỳ đó. Chúng không chỉ là hình thức rèn luyện thể chất mà còn là phương pháp huấn luyện quân sự quan trọng trong giai đoạn đó. Qua đây, ta cũng có thể thấy rằng thể thao là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội của con người.

Cập nhật: 05/12/2023 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video