Tìm thấy hóa thạch cá nhà táng bị cá mập cắn mũi

Các nhà nghiên cứu phát hiện tổ tiên của cá mập rất thích ăn mũi của cá nhà táng cổ đại do lượng chất béo lớn, theo bài báo công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.


Mô phỏng xác cá nhà táng bị cá mập ăn. (Ảnh: Jaime Bran)

Cá nhà táng có cơ quan mũi lớn chứa nhiều chất béo, dùng để tạo ra âm thanh như tiếng kêu và tín hiệu sóng âm để định vị bằng tiếng vang. Aldo Benites-Palomino, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Zurich và cộng sự phân tích vết cắn trên một số hộp sọ cá nhà táng hóa thạch từ thế Trung Tân ở thành hệ Pisco tại Peru, có niên đại từ 5 đến 7 triệu năm. Vết cắn phù hợp với hàm của nhiều loài cá mập cổ đại tập trung ở khu vực cạnh cơ quan mũi trên hộp sọ cá nhà táng, chủ yếu ở xương hàm trên và vùng quanh mắt. Điều này hé lộ sự ưa thích của cá mập trong vùng đối với khu vực trên cơ thể cá voi.

"Mũi của cá nhà táng hiện đại là một trong bộ phận tập trung nhiều dầu và chất béo nhất trong tự nhiên, thuộc tổ hợp mũi", Benites-Palomino cho biết.

Trong khi hộp sọ cá nhà táng hóa thạch không chứa bất kỳ mô mềm nào bởi chất béo không thể tồn tại sau hàng triệu năm, từ hình dáng hộp sọ, nhóm nghiên cứu suy đoán mũi cá nhà táng cổ đại cũng chứa chất béo, trở thành bữa ăn hoàn hảo đối với cá mập. "Họ cá nhà táng siêu đa dạng với ít nhất 7 loài đã biết từ vùng Pisco. Chúng tạo thành một nguồn thức ăn lý tưởng", Benites-Palomino nói.

Ở thời hiện đại, cá mập cũng nổi tiếng thích ăn bộ phận với mật độ chất béo cao như mỡ ở bụng cá voi chết. Nghiên cứu này hé lộ sở thích trên đã kéo dài hàng triệu năm và cá mập phát hiện nơi chứa nhiều chất béo nhất trên cơ thể cá nhà táng là vùng mũi.

Cá mập không săn cá nhà táng để ăn phần mũi mà thường ăn xác trôi nổi của chúng trước khi chìm xuống đáy biển. Cái xác thường trôi nổi nhiều ngày cho tới khi tất cả chất béo bị cá mập tiêu thụ hết, Benites-Palomino cho biết. Theo nghiên cứu, hình dạng, kích thước và dấu răng của vết cắn rất đa dạng. Loài cá mập phổ biến nhất sống gần Peru vào thời kỳ đó bao gồm cá mập mako, cá mập trắng, cá mập cát và cá mập megalodon khổng lồ.

Cập nhật: 30/06/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video