Tìm thấy "siêu cầu ma" 66 triệu năm tuổi ẩn sâu dưới lòng đất nước Mỹ

Một nghiên cứu mới cho thấy những "siêu cầu ma" cổ đại cao bằng tòa nhà năm tầng đang ẩn mình sâu dưới bang Louisiana, nước Mỹ. Địa chất độc đáo của chúng chỉ ra rằng, chúng hình thành ngay sau vụ tấn công của tiểu hành tinh giết chết loài khủng long nonavian.

Các “siêu cầu ma” này cao 16 m cao nằm sâu 1.500 m dưới khu vực Hồ Iatt, ở trung tâm phía bắc Louisiana và có niên đại vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm.


Vụ va chạm của tiểu hành tinh với Trái đất đã tạo ra các "siêu cầu ma" tồn tại hơn 66 triệu năm.

Các nhà nghiên cứu cho biết, kích thước và định hướng của các “siêu cầu ma” cho thấy chúng được hình thành sau khi tảng đá vũ trụ khổng lồ, được gọi là tiểu hành tinh Chicxulub, đâm vào bán đảo Yucatán, dẫn đến sóng thần va chạm Chicxulub , sóng thần sau đó lao vào vùng nước nông hơn và tạo ra các dấu vết “siêu cầu ma” dưới đáy biển .

Trưởng nhóm nghiên cứu, Gary Kinsland, giáo sư tại Trường Khoa học Địa chất tại Đại học Louisiana tại Lafayette, cho biết, việc xuất hiện những gợn sóng có kích thước như vậy có nghĩa là có thứ gì đó rất lớn phải làm xáo trộn cột nước. Đây chỉ là bằng chứng thêm cho thấy vụ va chạm Chicxulub đã kết thúc kỷ Phấn trắng.

Làm thế nào các “siêu cầu ma” vẫn tồn tại lâu vậy?

Các siêu gợn sóng chỉ ra rằng sau khi tảng đá vũ trụ va vào Trái đất cách đây 66 triệu năm, một cơn sóng thần tràn qua Vịnh Mexico, sau đó tràn vào và phá vỡ ngoài khơi khi nó "chạm đến sự nông cạn đột ngột của Vịnh Mexico trong khu vực ngày nay là trung tâm Louisiana", các nhà nghiên cứu đã viết trong nghiên cứu.

Kết quả là các xung nước chảy theo hướng bắc-đông bắc qua khu vực thềm tạo ra các siêu gợn sóng không đối xứng được ghi lại trong dữ liệu địa chấn.

Nhưng những gợn sóng nhỏ bé để lại trên bãi cát chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Vậy làm thế nào mà các siêu gợn sóng vẫn tồn tại trong 66 triệu năm?

Sau khi sóng thần tạo ra các siêu gợn sóng, chúng vẫn ở dưới nước. Chúng ở dưới nước đủ sâu để khi bão quét qua Vịnh Mexico, các siêu gợn sóng vẫn không bị xáo trộn.

Sau đó, các “siêu cầu ma” bị vùi lấp bởi đá phiến sét, một loại đá trầm tích được tạo thành từ bùn trộn với đất sét và các mảnh khoáng chất, trong khoảng thời gian khoảng 5 triệu năm, trong kỷ Paleocen (66 triệu đến 56 triệu năm trước). Sau đó, lớp đá phiến sét đó được bao phủ bởi các lớp trầm tích thậm chí còn trẻ hơn.

Cập nhật: 23/07/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video