Tinh dịch có lẫn máu - dấu hiệu của bệnh lao

Tinh dịch là dịch được phóng ra trong khi hoạt động tình dục. Tinh dịch là một hỗn dịch bao gồm dịch từ ống dẫn tinh (chiếm 10% tổng thể tích), dịch túi tinh (60%), dịch tiền liệt tuyến (30%) và một lượng nhỏ từ các tuyến niêm mạc đặc biệt là tuyến hành niệu đạo.

Tinh dịch bình thường có màu trắng ngà, khi phóng ra ngoài có mùi tanh nồng, dính. Bản thân tinh trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên màu sắc của tinh dịch như thế nào là do dịch từ ống dẫn tinh, túi tinh và tiền liệt tuyến tạo nên.

Tinh dịch có màu máu hay màu socola chứng tỏ tổn thương ở những bộ phận trên. Nguyên nhân đó có thể là viêm nhiễm, chấn thương hay do bệnh lao.

Bệnh lao gây nên bởi một loại trực khuẩn do nhà khoa học có tên là Koch tìm ra nên vi khuẩn lao còn được gọi là trực khuẩn Koch. Chắc hẳn bạn đã nghe nói nhiều về bệnh lao phổi và nguy cơ lây nhiễm của nó mà chưa nghe nhiều đến bệnh lao sinh dục hay các thể bệnh lao khác.

Vi khuẩn lao có thể ký sinh và gây bệnh ở hầu hết các cơ quan bộ phận trên cơ thể với tần suất mắc bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, bệnh lao phổi chiếm số đông dân số, tiếp đến là lao cột sống, lao thận tiết niệu, lao sinh dục...

Tổn thương do vi khuẩn lao có thể chỉ riêng biệt ở một phần của bộ máy sinh dục hay nhiều phần, thậm chí còn phối hợp cả với lao bộ máy tiết niệu. Lao sinh dục phần lớn là do lây nhiễm từ ổ lao khởi phát của hệ tiết niệu nên hay được gọi là lao niệu sinh dục.

Lao niệu sinh dục trên thế giới chỉ chiếm khoảng 14% lao ngoài phổi. Triệu chứng ban đầu âm thầm, đôi khi chỉ sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi. Nếu bị lao ở bộ phận nào, vi khuẩn lao sẽ có cơ hội ăn sâu vào lớp niêm mạc, bộc lộ và ăn mòn mạch máu gây chảy máu.

Tương tự như vi khuẩn lao, các vi khuẩn thông thường gây viêm nhiễm các bộ phận ở hệ thống sinh dục cũng có thể làm chảy máu với cơ chế này. Muốn chẩn đoán xác định lao niệu sinh dục phải xét nghiệm nước tiểu và tinh dịch tìm vi khuẩn lao.

Xét nghiệm máu cũng cho kết quả dương tính với lao khi PCR lao dương tính. Đây là xét nghiệm tương đối hiện đại và có giá trị cao. Trường hợp không tìm thấy vi khuẩn lao trong tinh dịch và nước tiểu bằng biện pháp soi thông thường thì cũng có thể làm xét nghiệm PCR.

Gặp trường hợp này, nên theo dõi thêm trước khi quyết định đi khám bệnh. Qua nhiều lần mà tinh dịch vẫn có màu socola hoặc có máu thì nguy cơ mắc bệnh lao là khá rõ ràng.

Bác sĩ Nguyễn Khanh

Theo Mỹ Phẩm, Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video