Toàn tập bí kíp sống sót khi gặp nạn trong ô tô

Những bí kíp, phương pháp khoa học dưới đây sẽ giúp bạn điều khiển ô tô và có hành trình an toàn, tốt đẹp…

>>> Làm gì khi xe gặp lũ?

Tai nạn giao thông nói chung và tai nạn ô tô nói riêng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trên quy mô toàn cầu, có tới 1,2 triệu ca tử vong và 50 triệu người bị thương vì tai nạn xe hơi mỗi năm.

Những con số thống kê khiến chúng ta đau lòng và cho thấy sự cấp thiết cần phải có bí kíp sống sót trong những vụ tai nạn ô tô. Dưới đây là những phương pháp giúp bạn vượt nạn khi gặp tai nạn.

Khi xe rơi xuống nước thì bạn sẽ làm gì đầu tiên? Gọi cho xe cứu trợ? Bạn sẽ không gặp nguy hiểm liền vì ô tô mất hơn 30 giây đến 1 phút mới có thể ngập hoàn toàn, tất cả là nhờ không khí bên trong giúp xe nổi lên. Tuy nhiên đây không phải là thời gian để gọi xe cứu trợ, bạn chỉ đang tự lãng phí thời gian cứu sống mình thôi.

Trong trường hợp này, hãy quên điện thoại đi và tháo nhanh tay ngay dây an toàn. Bước tiếp theo mọi người thường nghĩ là mở cửa xe, nhưng bạn có chắc cơ bắp sẽ thắng được sức cản của nước? Vâng, chắc chắn là không thể. Không một người nào trên thế giới có thể đánh bại sức ép của hơn hàng ngàn lít nước đang tác động vào xe. Thay vào đó, kéo cửa kính có thể là phương pháp tối ưu hơn. Nước tràn vào rất nhanh, vì vậy hãy kéo cửa xuống nhanh nhất có thể khi mực nước bên trong vẫn còn thấp, nhớ là chỉ có một phút cho bước này thôi nhé.

Xử lý tình huống khi va chạm ô tô

Có nhiều dạng tai nạn đối với xe hơi, nhưng chủ yếu vẫn là các vụ va chạm, điều khiển phương tiện khi say xỉn dẫn tới mất kiểm soát. Do đó, bước đầu tiên nếu muốn sống sót, hãy chuẩn bị tâm thế thật tốt trước khi ra đường: sử dụng những chiếc ô tô có hệ thống an toàn như phanh, túi khí, dây an toàn; hệ thống động cơ, lốp đảm bảo cũng như chắc chắn sự tỉnh táo của bản thân trước khi ngồi lên xe.

Trong quá trình lái xe, sự tập trung cao độ là yếu tố tối quan trọng. Đừng nghe nhạc hay gọi điện thoại khi đang điều khiển xe hơi và nhất là, luôn phải thắt dây an toàn. Tuyệt đối đừng bao giờ để các vật dụng nặng, thủy tinh lung tung bởi chúng có thể làm bạn bị thương trong trường hợp phanh gấp hay va chạm. Hãy nhớ, tai nạn đến bất ngờ và nếu chủ quan, bạn sẽ không có cơ hội để sống sót.


Hãy nhớ rằng: tập trung hoặc là chết!

Thứ ba, đây cũng là những phương pháp bất đắc dĩ, bởi nó chỉ có thể dùng khi tai nạn xảy ra và giúp bạn giảm thiểu những nguy hiểm tới tính mạng bản thân. Điều quan trọng nhất là bình tĩnh để xử lý tình huống. Trong trường hợp mất lái, đừng bao giờ tìm cách phanh ngay lập tức, hãy tìm cách kiểm soát tốc độ và hướng sự va chạm vào các vật bất động như cây cối, hàng rào ven đường.


Hãy chắc rằng chiếc xe của bạn là một siêu nhân trước khi ra đường

Sau khi kiểm soát phần nào tình hình, hãy bắt đầu thử phanh và các cách để hãm tốc độ xe lại. Các chuyên gia khuyên rằng, tốc độ càng cao thì thiệt hại, độ nguy hiểm của tai nạn càng lớn.

Đồng thời, nếu biết chắc tai nạn là điều không thể tránh khỏi, hãy tránh xa vô-lăng để không bị tổn thương phần đầu, sau đó tìm cách gọi cứu hộ khẩn cấp trước khi tai nạn xảy ra. Những lưu ý tuy nhỏ nhưng không phải ai cũng thực hiện được này sẽ là cách giúp bạn sống sót.


Một chiếc xe xịn và an toàn sẽ giúp bạn lái xe một cách thoải mái nhất

Bí kíp sống sót khi ô tô rơi xuống nước

Một trường hợp khác của tai nạn ô tô, đó là khi ô tô bị mất lái, lao xuống các môi trường nước như sông, hồ, biển… Đây là tai nạn xảy ra nhiều ở các khúc cua, các đoạn đường đèo, dốc, trơn trượt.

Để sống sót, điều đầu tiên bạn cần nắm vững đó là hiểu điều gì sẽ diễn ra khi ô tô chìm dưới nước. Tư thế cầm vô-lăng có thể quyết định sự sống sót của bạn. Khi tai nạn xảy đến, hãy đặt cả 2 tay lên vô-lăng theo vị trí 9 - 3 giờ. Ở các vị trí khác, cú va chạm sẽ khiến túi khí xe bật ra trong vòng 0,04 giây. Trong tình huống này, bạn sẽ bị thương nghiêm trọng nếu để tay va vào mặt mình.

Một chiếc xe thông thường rơi xuống nước sẽ có từ 30 giây tới 2 phút nổi trên mặt nước. Đó cũng chính là khoảng thời gian vàng để những người trong xe thoát ra. Cũng theo đó, hệ thống điện của xe có thể hoạt động thêm khoảng 3 phút sau khi “tắm” trong nước.

Đây là yếu tố có thể lợi dụng để mở cửa sổ xe trong trường hợp may mắn nhất. Cuối cùng, chỉ mất 60-120 giây để nước ngập và bao trọn nội thất bên trong xe. Sau khoảng thời gian này, bạn vĩnh viễn không bao giờ thoát ra khỏi được tai nạn.

Theo tiến sĩ Gordon Giesbrecht - chuyên gia về các tai nạn dưới nước, nguyên tắc sống sót trong tai nạn dạng này là S-C-W-O (viết tắt tiếng Anh của dây an toàn - trẻ em - cửa sổ - ra ngoài).

Cụ thể, bước thứ nhất, ngay lập tức tháo dây an toàn của bạn ra, lợi dụng thời gian hệ thống điện trên xe còn hoạt động để mở cửa sổ 2 bên để thoát ra. Nếu không được, hãy tìm cờ-lê, tua-vít hay giày cao gót để phá cửa sổ. Lưu ý vùng trung tâm cửa là dễ phá vỡ nhất và đừng dại gì phá kính chắn gió phía trước, đó sẽ là một sai lầm chết người.

Trong trường hợp mọi cố gắng trên đều không được, tuyệt đối không được hoảng loạn. Hãy chờ cho xe chìm hẳn xuống và nước bắt đầu tràn vào trong xe. Hít một hơi thật sâu, chờ khi nước tràn hết vào thì lợi dụng áp lực của nước để mở cửa xe, bơi thật nhanh ra ngoài. Nếu không biết hướng để bơi, hãy bơi theo bong bóng thở ra của mình, nó sẽ đưa bạn tới chỗ an toàn.

Cuối cùng, sau khi lên được bờ, hãy gọi cứu trợ khẩn cấp để sơ cứu cho bản thân. Sở dĩ phải làm vậy vì có thể bạn đã bị thương từ trước nhưng tạm thời, hormone adrenaline trong cơ thể sẽ khiến bạn không còn cảm giác đau khi thoát thân.

Cập nhật: 20/05/2020 Theo VNE/tinhte
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video