Top 10 tên lửa liên lục địa đáng sợ nhất thế giới

Trong 10 tên lửa liên lục địa nguy hiểm nhất thế giới do Military Today bình chọn, Trident II của Mỹ được đánh giá tinh vi nhất, còn Nga chiếm ưu thế với 5 loại.


Trident II, Mỹ
: Đây là tên lửa liên lục địa phóng từ tàu ngầm do Mỹ chế tạo và đưa vào sử dụng từ đầu năm 1990. Trident II có tầm bắn tối đa 12.000km, mang theo 14 đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này là nòng cốt trong sức mạnh răn đe hạt nhân trên biển của Mỹ và Anh.


R-36, Nga
: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn nhất thế giới do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1977. R-36 có tầm bắn tối đa tới 16.000km, có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân. Các chuyên gia ước tính, mỗi tên lửa R-36 có thể phá hủy 3 bang của nước Mỹ.


RS-24 Yars, Nga
: Đây là phiên bản nâng cấp từ ICBM di động RS-12M Topol. RS-24 có tầm bắn tối đa 12.000 km, có khả năng mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân. ICBM Yars được trang bị công nghệ tinh vi cho phép xuyên thủng lá chắn tên lửa. Ngoài ra, tên lửa có khả năng cơ động cao nên rất khó phát hiện.


LGM-30 Minuteman III, Mỹ
: Đây là ICBM duy nhất của Mỹ phóng từ các silo cố định trong lòng đất. Minuteman III có tầm bắn tối đa 13.000 km, có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân. Tên lửa được đưa vào sử dụng từ năm 1970, quân đội Mỹ dự định duy trì sử dụng đến năm 2030.


R-29RMU2 Layer, Nga
: Đây là tên lửa liên lục địa phóng từ tàu ngầm được đưa vào sử dụng từ năm 2014. Layer được trang bị cho tàu ngầm lớp Delta IV. Tên lửa có tầm bắn tối đa 12.000km, có khả năng mang theo 12 đầu đạn hạt nhân.


M51, Pháp
: Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm hạt nhân lớp Le Triomphant của Pháp. M51 có tầm bắn tối đa 10.000 km, có khả năng mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân.


DF-31A, Trung Quốc
. ICBM được đưa vào sử dụng từ năm 2007. DF-31A có tầm bắn tối đa khoảng 11.200km, có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân. Tên lửa có thể phóng từ xe phóng di động hoặc silo cố định trong lòng đất.


JL-2, Trung Quốc
. Đây là tên lửa liên lục địa phóng từ tàu ngầm được cải tiến từ tên lửa DF-31 phóng trên đất liền. JL-2 được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Jin. Tên lửa có tầm bắn ước tính 7.000 - 8.000km, có khả năng mang theo 3 đầu đạn hạt nhân.


RSM-56 Bulava, Nga
. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm dự định trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga. Quá trình phát triển tên lửa kéo dài với nhiều lần thử nghiệm thất bại. Tên lửa có tầm bắn khoảng 9.500 km, có khả năng mang theo 6 đầu đạn hạt nhân.


R-29RKU2, Nga
. Tên lửa được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Delta III từ năm 2006. Tên lửa có tầm bắn khoảng 9.000 km, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

Những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất thế giới

Cập nhật: 04/05/2017 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video