Top 5 điều cấm kỵ khi ăn quả vải cần phải biết

Vải thiều kỵ gì là câu hỏi luôn khiến nhiều người băn khoăn. Bởi người ta thường biết đến vải thiều như một loại trái cây ngon, mọng nước, giải khát tốt. Thế nhưng, ăn vải cũng có nhiều điều phải chú ý đấy.

Những điều cần tránh khi ăn vải thiều

Không ăn quá nhiều vải thiều cùng một lúc

Tuy ngon và có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều vải thiều cùng một lúc. Tốt nhất là không nên ăn quá 10 quả một lần. Nếu ăn quá nhiều, dễ bị đau họng, rát lưỡi, nóng gan. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mệt mỏi toàn thân, chóng mặt đau đầu, buồn nôn, hoa mắt.

Không ăn vải thiều khi đói

Vải có nhiều chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhưng đồng thời vải cũng chứa một lượng đường khá cao. Vì vậy, nếu ăn nhiều vải thiều khi đói, lượng đường này sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày co bóp khi rỗng, dẫn đến đau, đầy hơi. Ngoài ra, ăn vải khi đói cũng dễ mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến bủn rủn tay chân, mất sức tạm thời.


 Ăn vải thiều khi cơ thể đang bị nhiệt chính là nguyên nhân gây nổi ban đỏ, nổi mụn.

Không ăn vải thiều khi cơ thể đang nhiệt

Vải thiều vị ngọt, tính nóng. Vì vậy, ăn vải thiều khi cơ thể đang bị nhiệt chính là nguyên nhân gây nổi ban đỏ, mụn bọc. Cho nên, nếu cơ thể đang có dấu hiệu nóng trong như nổi mụn nhọt, nổi ban, rôm sảy, bạn cần hạn chế ăn vải thiều đến mức tối đa.

Không ăn vải khi chuẩn bị phẫu thuật

Nhiều chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên ăn vải trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần. Bởi vải có thể làm giảm lượng đường trong máu, gây ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.

Những đối tượng không nên ăn vải thiều

Ngoài những chú ý trên, những đối tượng sau đây cũng nên hạn chế tiêu thụ nhiều vải thiều:

Trẻ em: Hệ tiêu hóa của các bé còn khá non nớt, chưa phải triển đầy đủ. Vì vậy, không nên cho bé ăn quá 100gr vải/ngày (khoảng 5 – 6 quả).

Người bị tiểu đường: Trong vải có nhiều đường glucose. Nếu bổ sung quá nhiều trong cùng một lúc sẽ vượt quá khả năng hấp thu của gan. Người bị tiểu đường cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường, vì thế nên hạn chế ăn vải.


 Ăn nhiều vải dễ gây nóng trong, nổi nhọt, rất khó chịu cho người trong thai kỳ.

Phụ nữ có thai: Đây cũng là một đối tượng cần chú ý khi ăn vải. Chủ yếu cũng vì hàm lượng đường khá cao trong vải. Đặc biệt là đối với các thai phụ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn nhiều vải dễ gây nóng trong, nổi nhọt, rất khó chịu cho người trong thai kỳ.

Người đang giảm cân: Giảm cân quan trọng nhất là kiểm soát lượng đường. Vì thế, đối với loại vải mọng nước, nhiều đường như vải, cần phải hạn chế tiêu thụ đến mức tối đa.

Bí quyết ăn vải ngon và khỏe

Ăn cả phần vỏ trắng

Lớp màng trắng bao quanh thịt vải có vị hơi chát nhẹ, thường không quá được yêu thích. Tuy nhiên, nó lại là “cứu tinh” cho sức khỏe đấy. Bởi ăn cả lớp màng trắng, bạn sẽ giảm thiểu khả năng bị sinh hỏa. Tương tự với phần cùi trắng ở đầu quả vải. Hãy ăn cả chúng để không bị nhiệt bạn nhé!

Uống một chút nước muối trước khi ăn vải

Đây cũng là cách hiệu quả để làm giảm tính nhiệt của vải. Nếu không muốn uống nước muối, bạn cũng có thể ngâm vải trong nước muối loãng khoảng 20 đến 30 phút trước khi ăn. Vừa đảm bảo sạch, vừa hạn chế phát nhiệt.


Uống một chút nước muối trước khi ăn giúp làm giảm tính nhiệt của vải.

Cách xử lý khi bị ngộ độc vải

Do vải chứa lượng đường khá cao nên nếu ăn quá nhiều vải, cơ thể sẽ tự động tiết nhiều insulin để cân bằng. Nhưng không may là lượng insulin lớn này có thể khiến nồng độ đường hạ thấp xuống, khiến bạn có cảm giác như say. Những lúc thế này, bạn nên uống một ly nước đường loãng, triệu chứng say vải sẽ khỏi rất nhanh.

Cập nhật: 01/07/2022 VINID
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video