Top 5 loại thực phẩm tồi tệ nhất với chứng ợ nóng

Bạn bị đau rát ở ngực sau khi ăn, vào buổi tối muộn hoặc khi nằm xuống hoặc cúi xuống, rất có thể bạn đang gặp phải chứng ợ nóng.

Những thực phẩm không tốt cho người bị ợ nóng

Nếu điều này thỉnh thoảng xảy ra với bạn, thì không cần quá lo lắng. Chứng ợ nóng thường có thể được kiểm soát thông qua việc thay đổi thức ăn và đồ uống hoặc một số loại thuốc không kê đơn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lisa Moskovitz, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Dinh dưỡng NY và là tác giả của Kế hoạch ăn uống lành mạnh cốt lõi 3, bạn nên tránh những loại thực phẩm dưới đây nếu không muốn bị ợ nóng:

1. Thức ăn cay

Thay vì sử dụng các loại gia vị cay, nên hoán đổi chúng cho các chất tạo hương vị nhẹ nhàng
Chuyên gia Moskovitz cho biết: "Thực phẩm cay có chứa capsaicin, có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của bạn và khiến thức ăn nằm lâu hơn trong dạ dày của bạn làm tăng chứng ợ nóng".

Do đó, thay vì sử dụng các loại gia vị cay đó, Moskovitz gợi ý nên hoán đổi chúng cho các chất tạo hương vị nhẹ nhàng hơn như muối, hương thảo, oregano, cỏ xạ hương, húng quế và gừng.

2. Đồ chiên


Một số loại thực phẩm giàu chất béo như thực phẩm chiên là chất kích thích thực quản.

Moskovitz giải thích: "Một số loại thực phẩm giàu chất béo, như thực phẩm chiên là chất kích thích thực quản và có thể nới lỏng cơ vòng bảo vệ thực quản của bạn khỏi làm tăng axit dạ dày.

Nếu bạn đang tìm kiếm những món chiên giòn, hãy thử chọn các món chiên không dầu. Hoặc hãy thử nướng, hấp và các phương pháp chế biến ít chất béo khác nếu trào ngược axit là vấn đề đối với sức khỏe của bạn".

3. Trái cây có múi


Các loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin C không thân thiện với đường tiêu hóa trên của bạn.

Moskovitz nói rằng mặc dù các loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, chanh và bưởi, rất thân thiện với hệ thống miễn dịch của bạn, chúng không thân thiện với đường tiêu hóa trên của bạn. Bởi những loại trái cây chứa nhiều axit citric - điều tạo cho trái cây họ cam quýt có vị chua và chua khác biệt - trái cây họ cam quýt có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, đây là thủ phạm chính gây ra cảm giác nóng rát ở ngực.

Tuy nhiên để hạn chế khó chịu khi ăn trái cây nhiều axit citric, bạn có thể lựa chọn nhiều loại trái cây bổ dưỡng và ít gây khó chịu như quả mọng, chuối và táo.

4. Cà phê và caffein


Cà phê có thể làm tăng tiết dịch vị có tính axit và làm giãn cơ thắt thực quản dưới.

Cà phê có thể rất tốt để cung cấp cho bạn một nguồn năng lượng và khả năng tập trung tốt hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm tăng tiết dịch vị có tính axit và làm giãn cơ thắt thực quản dưới. Điều này cho phép các axit đó trào ngược lên thực quản.

Nếu bạn đang phải vật lộn với chứng ợ nóng, Moskovitz khuyên bạn nên cố gắng cắt giảm dần lượng cà phê và chọn đồ uống có hàm lượng caffeine thấp hơn như cà phê decaf (cà phê đã loại bỏ bớt caffeine), trà hoặc nước có hương vị tự nhiên.

5. Trà Kombucha


Trà Kombucha có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng đường tiêu hóa.

Moskovitz cho biết: "Chúng tôi biết rằng kombucha đang có xu hướng là một loại đồ uống phổ biến có lợi cho đường ruột, nhưng điều trớ trêu là nó có thể đồng thời làm trầm trọng thêm một số triệu chứng đường tiêu hóa nhất định".

Theo chuyên gia Moskovitz, kombucha không chỉ có tính axit mà nó còn có ga - cả hai đều có thể làm tăng tiết dịch vị gây ra triệu chứng và đưa ra gợi ý: "Nếu đây là vấn đề với bạn, hãy bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột từ các thực phẩm lên men khác, bao gồm sữa chua Hy Lạp, Kimchi, Kefir và men vi sinh bổ sung".

Cập nhật: 14/08/2022 SKĐS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video