Ung thư gan, vú, dạ dày, ruột và vòm họng có khả năng di truyền cao nhất, cần chú ý nếu trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh.
1. Ung thư gan
Nếu cha mẹ mắc bệnh ung thư gan, con cái cần được cân nhắc mục tiêu phòng ngừa ban đầu. Thông thường, sự lây truyền dọc của virus viêm gan B rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư gan trong gia đình.
Nếu trong gia đình có người bị ung thư gan, các thành viên cần đi kiểm tra chức năng gan, nếu cân nặng giảm đột ngột cần khám kịp thời. Người bệnh cũng nên bỏ thuốc lá, rượu bia để giảm sự xâm nhập của các chất có hại, tránh tổn thương thêm cho gan.
2. Ung thư vú
Là một căn bệnh có tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ, ung thư vú cũng có tính di truyền ở một mức độ nhất định. Khuynh hướng di truyền ung thư vú tương đối rõ ràng, chủ yếu là giữa những người thân trong gia đình.
Nếu trong gia đình có bệnh nhân ung thư vú, trẻ cần được thăm khám và theo dõi đến 30 tuổi. Nếu phát hiện khối u ở ngực, bạn cần đi khám bác sĩ kịp thời.
Ung thư vú giai đoạn đầu có thể được tầm soát bằng chụp X-quang, siêu âm B, cộng hưởng từ... Cần lưu ý, nếu bệnh nhân đã lớn tuổi và mắc bệnh ung thư vú, trong gia đình lúc này sẽ chỉ có một người bị bệnh nên không cần quá lo lắng.
3. Ung thư dạ dày
Các triệu chứng ban đầu của loại ung thư này không đủ rõ ràng.
Ung thư dạ dày có tính di truyền và tỷ lệ di truyền từ 5% đến 10%. Các triệu chứng ban đầu của loại ung thư này không đủ rõ ràng, vì vậy các thành viên trong gia đình có tiền sử bị bệnh cần nội soi dạ dày thường xuyên. Các thành viên trong gia đình có thể ăn thêm rau củ quả để bổ sung một lượng lớn vitamin, ngăn ngừa hình thành các chất gây ung thư.
Ngoài ra, nếu trong một gia đình có ít nhất hai người trong một hoặc hai thế hệ mắc bệnh, trong đó một người dưới 50 tuổi, có thể xem xét ung thư dạ dày di truyền. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, trong cuộc sống cần chú ý đến chế độ ăn uống và bảo vệ sức khỏe dạ dày.
4. Ung thư ruột
Theo nghiên cứu dữ liệu, 20% hoặc 30% bệnh nhân ung thư ruột mang tính di truyền gia đình. Hơn nữa, ung thư ruột là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất sau 45 tuổi. Những người có tiền sử gia đình nên đi kiểm tra hai năm một lần.
Khoảng 50% bệnh nhân bắt đầu phát triển polyp trong ruột già ở độ tuổi từ 10 đến 15. Nếu không được can thiệp kịp thời, 100% sẽ tiến triển thành ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, những người thích ăn thịt và thực phẩm giàu protein sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Điều quan trọng nhất để phòng ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả là thay đổi chế độ ăn quá nhiều chất béo, giàu đạm, ít chất xơ và tích cực tập luyện thể dục thể thao.
5. Ung thư biểu mô vòm họng
Tính di truyền của ung thư biểu mô vòm họng tương đối rõ ràng và xu hướng lây nhiễm trong gia đình tương đối cao. Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh, bạn cần đến bệnh viện khám định kỳ, làm tốt công tác cảnh báo sớm để phòng ngừa ung thư.
Về chế độ ăn uống, không nên ăn một số loại thức ăn phức hợp như dưa muối, cà muối... Thức ăn ngâm chua dễ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần. Nếu có hạch cổ không rõ nguyên nhân, cần kịp thời đến bệnh viện khám họng.
Cuối cùng, ngoài các bệnh ung thư có liên quan nhiều đến di truyền kể trên, các ung thư khác như ung thư tử cung, ung thư buồng trứng cũng có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy đối với những người trong gia đình có tiền sử bệnh liên quan, cần hết sức lưu ý.
Ngoài yếu tố di truyền, sự xuất hiện của bệnh ung thư còn liên quan mật thiết đến lối sống và cảm xúc. Bên cạnh việc can thiệp, phát hiện và phòng ngừa sớm, để tránh ung thư, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và tập thể dục. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phải thực hiện kiểm tra phòng ngừa ung thư định kỳ.