Top 6 loại trái cây chỉ cần nấu là biến thành "thuốc quý", nhân đôi dinh dưỡng, chữa nhiều bệnh tật

Có nhiều cách tận dụng trái cây để chăm sóc sức khỏe. Ngoài ăn tươi, sấy khô, làm sinh tố… bạn còn có thể nấu chín chúng.

Những loại trái cây nấu chín tốt cho sức khỏe

Mỗi loại trái cây có mùi vị, chứa những chất dinh dưỡng riêng và có thể phù hợp với nhiều cách chế biến khác nhau. Có những loại khi ăn tươi tốt hơn nhưng cũng có loại sau khi nấu chín lại gấp đôi dinh dưỡng, tốt hơn cho sức khỏe. Nấu chín cũng có nhiều cách, từ hấp, luộc… cho đến kết hợp với nhiều thực phẩm khác một cách cầu kỳ.

Sau đây là 6 loại trái cây quen thuộc chỉ cần luộc hay hấp đơn giản là đã “biến hình” thành thuốc quý chữa bệnh và có thể tăng lượng dinh dưỡng, dễ hấp thụ hơn:

1. Cam


Cam sau khi nấu chín cũng được cho là dễ ăn, ít gây tác dụng phụ với trẻ em hơn.

Lưu ý quan trọng khi nấu chín cam là không bỏ vỏ. Bởi vỏ cam chứa chất chống viêm tương tự như indomethacin thường dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cam có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị hen suyễn, giúp làm loãng đờm. Thậm chí, chất beta cryptoxanthin trong vỏ cam còn hỗ trợ điều trị ung thư phổi.

Điều đặc biệt là các thành phần này chỉ có thể thoát ra khỏi vỏ cam sau khi nấu chín. Cách đơn giản nhất để nhận được chúng là đem hấp cam. Thường là hấp với muối. Cam sau khi nấu chín cũng được cho là dễ ăn, ít gây tác dụng phụ với trẻ em hơn.

2. Táo

Các chuyên gia cho rằng cách nấu chín táo càng đơn giản, ít dầu mỡ và gia vị thì càng tốt. Ví dụ như luộc, hấp cách thủy, làm chín với lò vi sóng… và ưu tiên giữ lại vỏ táo khi chế biến.

Chất pectin giúp giảm cân, giảm mỡ máu, hạ đường huyết của táo sẽ tăng gấp 9 lần, dễ hấp thụ hơn sau khi nấu chín. Chất polyphenol trong táo nấu chín cũng tăng cao hơn nên càng tốt cho tim mạch, chống oxy hóa, phòng ung thư. Ăn táo nấu chín hiệu quả hơn trong việc tăng albumin và làm sạch mạch máu, giảm cục máu đông. Chưa kể, nấu chín táo làm giảm lượng đường nhưng tăng chất xơ và lượng nước nên dễ tiêu hóa.

3. Bưởi

Bưởi giàu protein, axit hữu cơ, vitamin, canxi, phốt pho, magiê, natri và các nguyên tố cần thiết khác cho cơ thể con người. Bưởi nấu chín tốt cho dạ dày, điều hòa khí và giải đờm, giữ ẩm cho phổi và thông ruột, bổ khí huyết và tỳ vị, có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn, điều trị tiêu hóa.

Nó có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và có tác dụng bổ trợ tốt đối với nhiễm trùng huyết. Ăn bưởi có thể làm giảm cơn tức giận và ức chế các vết loét ở miệng. Ngoài ra, các chất hesperidin và naringin trong vỏ bưởi còn có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm hình thành huyết khối. Cách thông dụng nhất để nấu chín bưởi thành thuốc chữa bệnh là hấp với mật ong hoặc đường kính. Cũng có thể nấu trà bưởi, chè bưởi tươi.

4. Táo gai

Táo gai nấu chín nổi tiếng với tác dụng cải thiện vị giác và tốt cho tiêu hóa. Bởi nó chứa 1 lượng lớn axit hữu cơ và axit trái cây glycolic, có tác dụng khai vị, bổ tỳ vị, giảm chướng bụng, đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa.

Đặc biệt, việc nấu chín táo gai giúp nó dễ ăn, tốt hơn cho tiêu hóa. Do khi ăn táo gai sống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và khá khó ăn với nhiều người. Cách đơn giản nhất là bạn luộc hoặc hấp, hãm trà. Muốn chữa táo bón hoặc bồi bổ thì nên hấp cách thủy với đường phèn.

5. Chuối


Tinh bột kháng trong chuối nấu chín giúp giảm đường trong máu.

Với trái cây này, bạn có thể luộc hoặc hấp nếu muốn đạt hiệu quả sức khỏe, giảm cân tốt nhất. Sau khi nấu chín, hàm lượng chất xơ và pectin trong chuối sẽ tăng lên rất nhiều. Đồng thời, hàm lượng vitamin, khoáng chất sẽ không biến mất mà thậm chí còn dễ hấp thụ hơn nhờ phản ứng sau nhiệt. Chuối nấu chín cũng có tác dụng nhuận tràng, bổ phế, tiêu đờm tốt hơn lại dễ tiêu hóa hơn.

Tinh bột kháng trong chuối nấu chín giúp giảm đường trong máu. Ăn chuối luộc cả vỏ trị táo bón, trĩ nội và trĩ ngoại.Ngoài ra, ăn chuối nấu chín còn tốt cho tim mạch, hỗ trợ giấc ngủ và cả giảm cân.. Lưu ý không nên ăn quá 3 quả chuối luộc/hấp mỗi ngày và chọn trái đã già, chưa chín hẳn.

6. Lê


Lê nấu chín có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho...

Lê là loại trái cây thường được ăn tươi. Tuy nhiên, có 2 nhược điểm khi ăn tươi là: chất xơ của nó khá khó tiêu thụ, tính hàn dễ gây lạnh tỳ vị. Trong khi lê nấu chín mà phổ biến nhất là đem hấp lại là một bài thuốc phổ biến trong Y học cổ truyền và khắc phục nhược điểm kể trên.

Lê nấu chín có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc. Thường được hấp chung với đường phèn, mật ong, mía hoặc các vị thuốc có tính long đờm khác. Không chỉ giảm ho, lê hấp đặc biệt thích hợp cho người bị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính và ho mãn tính.

Đương nhiên, lê cũng có thể được luộc ở lửa nhỏ hoặc hấp một mình. Nó cũng là nguyên liệu dùng để nấu cháo, nấu súp rất bổ dưỡng. Sau khi nấu chín, lượng chất xơ trong lê trở nên dễ hấp thụ hơn. Lê nấu chín còn được cho là giúp tăng cường thải độc, dưỡng móng và tóc chắc khỏe hơn.

Cập nhật: 11/09/2024 thanhnienviet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video