Top 7 quan niệm "rất rất sai" về giấc ngủ, ai cũng nghĩ là bình thường nhưng lại cực kỳ có hại

Ngủ là một nhu cầu thiết yếu của tất cả chúng ta, và gần như chẳng cần ai phải dạy cách để ngủ cả. Tuy nhiên, có một số vấn đề liên quan đến giấc ngủ mà ai cũng nghĩ là bình thường nhưng thực ra là không, thậm chí còn cho thấy những dấu hiệu nguy hiểm nữa.

1. Ngủ ngáy là điều rất bình thường


Nếu ngáy thường xuyên, đó lại là hấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề.

Thực ra thì ai trong chúng ta cũng sẽ có lúc ngáy khi ngủ, và đó cũng chẳng phải điều gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu câu chuyện ngáy ấy là thường xuyên (lại còn ngáy rõ to nữa), đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có một số vấn đề không ổn về sức khỏe. Chẳng hạn như chứng khó thở khi ngủ - obstructive sleep apnea, một dạng rối loạn khá phổ biến làm khí quản của bạn bị tắc nghẽn lúc ngủ. Nó có thể khiến giấc ngủ của bạn bị ngăn trở, thậm chí phải tỉnh ngủ giữa đêm.

Nhìn chung, những người mắc phải hội chứng này thường ngủ không ngon, dẫn đến việc mệt mỏi vào mỗi sáng thức dậy và ảnh hưởng đến sức tập trung cũng như khả năng làm việc. Để giải quyết hội chứng này thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể giúp nó nhẹ đi bằng một số cách như sau.

  • Giữ cân nặng ở mức cân bằng, không quá béo hoặc quá gầy.
  • Hạn chế dùng đồ uống có cồn.
  • Tránh ngủ ở tư thế nằm sấp.

2. Ngủ trưa bao lâu cũng được


Nhìn chung, giấc ngủ trưa chỉ nên kết thúc vào trước 3h chiều mà thôi.

Nhiều người có thói quen ngủ trưa. Mà trên thực tế, ngủ trưa cũng mang lại khá nhiều lợi ích: kích thích tâm trạng, cải thiện hiệu suất làm việc, tăng sự tập trung, giúp thư giãn và giảm mệt mỏi.

Tuy nhiên nếu giấc ngủ trưa của bạn kéo dài đến chiều muộn thì hoàn toàn không tốt. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là đối với giấc ngủ ban đêm - bạn sẽ trở nên khó ngủ hơn, dẫn đến thiếu ngủ vào sáng hôm sau. Thậm chí một số người còn bị rối loạn giấc ngủ vì thói quen này.

3. Ngủ càng nhiều càng tốt, bao lâu cũng được


Ngủ quá nhiều có thể gây đau đầu và thêm mệt mỏi cho cơ thể.

Đây thực chất là một quan niệm sai lầm. Việc ngủ quá nhiều có thể gây đau đầu và thêm mệt mỏi cho cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng cân không kiểm soát, trầm cảm, tiểu đường, bệnh tim...

Tuy nhiên cũng cần biết rằng thi thoảng bạn "ngủ nướng" một chút thì cũng chẳng sao đâu. Chỉ cần nhớ rằng giấc ngủ của bạn mỗi ngày không nên kéo dài hơn 8 đến 9 tiếng đồng hồ.

4. Xem TV trong phòng ngủ sẽ giúp thư giãn?


Dù là TV hay điện thoại thì cũng... đừng.

Nhiều người trong chúng ta có thói quen xem phim trước khi ngủ. Nghe cũng khá thoải mái và thư giãn, nhưng thực ra bạn nên đặt giới hạn cho chuyện này. Rất nhiều chuyên gia đã khuyên rằng chúng ta nên tránh nhìn vào màn hình điện tử - bao gồm cả TV, máy tính lẫn điện thoại di động trước khi ngủ. Bởi lẽ, ánh sáng và âm thanh từ chúng sẽ gửi tín hiệu cho não bộ, khiến cơ thể ngưng sản xuất melatonin - hormone gây buồn ngủ lúc khi tối trời.

Xem TV cũng được, nhưng nên ngừng lại khoảng 1h đồng hồ trước khi ngủ và chuyển sang đọc sách hoặc nghe nhạc nhé.

5. Càng lớn tuổi càng ít ngủ


Thực ra, số giờ ngủ trong ngày của người già và người trẻ cũng không khác nhau nhiều.

Quả thực là ông bà của chúng ta thường ngủ sớm và dậy cũng sớm hơn người trẻ rất nhiều. Điều này dẫn đến quan niệm rằng người già sẽ cần ít thời gian ngủ hơn. Nhưng thực ra nếu so sánh nghiêm túc, số giờ ngủ trong ngày của người già và người trẻ cũng không khác biệt gì nhiều.

Theo một nghiên cứu, người trưởng thành từ 18 - 64 tuổi sẽ cần khoảng 7 - 9h để ngủ mỗi ngày. Trong khi đó, người trên 65 tuổi là 7 - 8h. Không khác biệt nhiều phải không?

6. Cứ thức đi rồi ngủ bù


Thức rồi ngủ bù là thói quen không tốt như bạn nghĩ.

Nhiều người cho rằng cứ việc thức thoải mái trong tuần để làm việc hoặc làm bài tập, rồi ngủ bù vào tối cuối tuần. Tuy nhiên, đây thực ra là một thói quen không tốt, bởi lẽ những tổn hại gây ra khi thiếu ngủ đã được chứng minh là không thể đảo ngược.

Thay vào đó nếu buộc phải thức, hãy tìm cách giúp cơ thể nghỉ ngơi trong ngày - như ngủ trưa.

7. Tập thể dục trước lúc ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn


Nếu tập nặng trước khi ngủ, bạn có thể tự biến mình thành một con cú đêm.

Thời gian để tập luyện tốt nhất là vào buổi sáng, nhưng không phải ai cũng theo được thời gian này. Bởi vậy, một số người quyết định tập vào buổi tối, thậm chí là tối muộn trước khi đi ngủ.

Trên thực tế, đây là một thói quen sai lầm. Nếu như bạn chỉ tập nhẹ nhàng - đi bộ, yoga, đạp xe thong thả... thì không sao, thậm chí còn tốt cho giấc ngủ. Nhưng nếu tập nặng, bạn có thể tự biến mình thành một con cú đêm mà bản thân không hề mong muốn đấy.

Cập nhật: 07/09/2021 Theo Pháp luật & bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video