7 sự thật về thời gian ai cũng cần biết để kiểm soát nó

  •   53
  • 4.552

Thời gian có thể dài ra, ngắn lại, vì tất cả đều phụ thuộc vào cảm giác của bạn.

Cũng chẳng sai khi nói thời gian là một đại lượng không ổn định, vì thực tế cho thấy nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm giác của chúng ta. 1 phút có thể dài tựa thế kỷ, nhưng một năm có thể trôi nhanh như "chó chạy ngoài đồng" - tất cả đều là cảm giác mà thôi.

Cách để kiểm soát thời gian, thực chất là học cách kiểm soát những cảm giác này. Và dưới đây là một số sự thật về thời gian bạn phải biết, nếu muốn học được cách kiểm soát chúng.

1. 1 phút dài tựa thế kỷ khi buồn chán

1 phút dài tựa thế kỷ khi buồn chán

Cùng một khoảng thời gian có thể trôi rất nhanh khi bạn xem một bộ phim thú vị, hoặc trở nên vô vọng, dài lê thê nếu không may rơi vào tâm trạng buồn chán.

Lý do là vì khi chán nản, chúng ta thường chỉ tập trung vào bản thân, và quan trọng nhất là suy nghĩ quá nhiều. Điều này vô tình khiến não bộ phải tiếp nhận và xử lý rất nhiều thông tin, qua đó làm chậm lại nhận thức về thời gian.

Nghĩa là nếu muốn thời gian trôi nhanh hơn, hãy kiếm việc gì đó vui vẻ để làm và thực sự tập trung vào đó.

2. Thời gian cũng chậm hơn khi phải chờ đợi thứ gì đó thiếu chắc chắn

Thời gian cũng chậm hơn khi phải chờ đợi thứ gì đó thiếu chắc chắn

Lúc làm bài kiểm tra, khi được thông báo chỉ còn 10 phút nữa hết giờ, bạn sẽ thấy 10 phút trôi nhanh thế nào. Đó có lẽ là 10 phút "chớp nhoáng" nhất cuộc đời bạn chứ không đơn giản.

Nhưng giả sử 10 phút ấy là để chờ đợi, dù là kết quả bài thi hay... que thử thai, thì đó cũng là quãng thời gian đau khổ nhất trên đời, bất kể kết quả bạn mong đợi là gì.

Sở dĩ có chuyện này là vì khi không rõ điều gì sẽ xảy ra, bạn cũng nghĩ quá nhiều. Não bộ khi ấy sẽ chú ý đến từng chi tiết nhỏ, và thời gian cũng vì thế mà cho cảm giác dài hơn.

Bên cạnh đó, cảm giác chờ đợi đơn thuần cũng khiến thời gian trở nên dài lê thê, đặc biệt là nếu bạn cảm thấy bức bối, khó chịu.

Và ngược lại, khi vội vã, bạn cũng thấy thời gian nhanh hơn rất nhiều. Đó là vì bạn đã quá tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu, và bỏ qua hoàn toàn khái niệm về thời gian.

3. Đừng có nhìn vào đồng hồ nữa, nếu muốn thời gian trôi nhanh hơn

Đừng có nhìn vào đồng hồ nữa, nếu muốn thời gian trôi nhanh hơn

"5 phút nữa thôi" có lẽ là câu nói quen thuộc với nhiều người trong chúng ta vào mỗi buổi sáng. 5 phút ấy thật sung sướng biết bao, nhưng cũng thật nhanh biết bao.

Có điều, đó cũng là 5 phút cực hình đối với học sinh trước giờ ra về. Cứ phải ngồi ngóng lên cái đồng hồ, ngóng từng giây trôi qua, cho đến khi trống đánh, chuông reo.

Lý do nằm ở một hiện tượng ảo giác, mang tên "đồng hồ ngưng lại", xảy ra khi chúng ta liên tục ngắm nhìn đồng hồ đếm giây. Dù trong thời gian ấy chẳng có điều gì xảy ra, nhưng ý thức của chúng ta bị gián đoạn. Kết quả, lắm lúc bạn sẽ thấy đồng hồ như không chạy nữa, vì não bộ bảo bạn như vậy.

4. Thời gian cũng chậm hơn khi sợ hãi

Thời gian cũng chậm hơn khi sợ hãi

2 giờ lái xe và 2 giờ ngồi lái xe là 2 trải nghiệm hoàn toàn khác biệt với những người mắc phải hội chứng sợ máy bay.

Nhưng tại sao? Đó là vì khi sợ hãi, hoặc lúc phải gặp nguy hiểm, não bộ ngay lập tức tiếp nhận cực kỳ nhiều thông tin. Nó sẽ sàng lọc mọi thứ có thể dùng để giúp ta sống sót, và những thông tin này cũng không hề biến mất ngay cả khi bạn đã bình tĩnh lại.

Nó sẽ ở lại đó, và khiến não bộ của bạn tin rằng quãng thời gian ấy dài tựa thế kỷ.

5. Thời gian trôi chậm hơn với những trải nghiệm mới

Thời gian trôi chậm hơn với những trải nghiệm mới

Quãng đường đến một địa điểm mới sẽ cho cảm giác dài hơn hẳn so với khi trở về nhà. Lý do cũng là vì não bộ được tiếp nhận nhiều thông tin quá thôi.

Não bộ lúc này cần thời gian để sắp xếp và truyền đạt cho chúng ta một cách dễ hiểu hơn. Càng nhiều thông tin, cảm giác thời gian càng kéo dài hơn. Cuối cùng, khi các thông tin trở nên quen thuộc hơn, mọi thứ cũng trở nên nhanh chóng hơn.

6. Thời gian trôi nhanh hơn nếu ngày nào bạn cũng làm những việc giống nhau

 Thời gian trôi nhanh hơn nếu ngày nào bạn cũng làm những việc giống nhau

Thử nhìn vào một tuần làm việc của bạn là hiểu. Chớp mắt là đến thứ hai, chớp mắt cái nữa đã thấy thứ 6 kề bên rồi? Cách chúng ta làm những việc giống nhau và gặp những người giống nhau mỗi ngày sẽ khiến thời gian trở nên ngắn lại.

Khi đã quá quen thuộc với điều gì đó, não bộ sẽ chẳng mất quá nhiều thời gian để xử lý thông tin nữa, và bạn cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn.

Vậy nên muốn thời gian trôi chậm lại, hãy chăm chỉ đi du lịch, tiếp thu những trải nghiệm mới, kiến thức mới. Đó là cách để kéo dài thời gian đấy.

7. Và cuối cùng: thời gian ngày càng nhanh hơn khi bạn già đi

Thời gian ngày càng nhanh hơn khi bạn già đi

Hồi còn nhỏ, một ngày của bạn dài lê thê, với đủ thứ để làm. Nhưng với người già, mỗi ngày trôi qua tự như cả tuần đã biến mất vậy.

Tại sao ư? Để ý này, hồi bé bạn có thể nhớ được mọi thứ một cách rõ ràng, nhưng hiện tại thì đôi lúc chẳng thể nhớ được điều gì đã xảy ra chỉ ngay 1 tuần trước đó. Lý do cũng giống như những gì mới nêu trên: do não bộ của bạn mà thôi.

Tóm lại, bạn cần học cách để rút ngắn hoặc kéo dài thời gian theo cảm xúc của bạn.

Hãy để thời gian dài hơn một cách có ý nghĩa, bằng những việc sau đây.

  • Luôn để não bộ hoạt động.
  • Học những kỹ năng mới.
  • Gặp gỡ những người mới.
  • Khám phá những địa điểm mới.
  • Và thường xuyên tạo bất ngờ cho bản thân.
Cập nhật: 29/01/2018 Theo helino
  • 53
  • 4.552