Người Hy Lạp cổ đại không chỉ nổi tiếng với những thành tựu toán học, khoa học... mà còn gây ấn tượng với những sự thật thú vị.
Nền dân chủ của Hy Lạp cổ đại là nền dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nền dân chủ này kéo dài 185 năm.
Theo ước tính, khoảng 40 - 80% dân số thành bang Athens nổi tiếng của Hy Lạp là tầng lớp nô lệ nghèo khổ.
Vào thời kỳ kinh tế phát triển nhất, thế kỷ 5 - 4 TCN, Hy Lạp là quốc gia có nền kinh tế vượt trội nhất thế giới.
Vào thời cổ đại, một số nhóm đối tượng Hy Lạp từng thực hiện việc khỏa thân, không mặc quần áo.
Trẻ em ở các thành bang Hy Lạp tiếp nhận nền giáo dục khác nhau. Cụ thể, trẻ em trai 7 tuổi ở Athens sẽ bắt đầu đi học từ năm 7 tuổi. Tuy nhiên, nếu các bé trai sinh ra ở Sparta thì sẽ đến học tập, huấn luyện ở các doanh trại để trở thành những chiến binh trọn đời.
Thời Hy Lạp cổ đại, từ "idiot" (kẻ ngốc) dùng để chỉ những người không phải chính trị gia.
Những thành tựu trong lĩnh vực toán học của các nhà toán học nổi tiếng Hy Lạp cổ đại như Pythagoras (trong ảnh), Euclid và Archimede vẫn được sử dụng đến ngày nay.
Đối với người Hy Lạp cổ đại, hành động ném một quả táo về phía đối phương được coi là tuyên bố tình yêu với người đó.
Người Hy Lạp thường mua nô lệ bằng muối.
Nhà thiên văn học người Hy Lạp Aristarchus ở Samos được coi là người đầu tiên đề xuất mô hình có tên gọi là Nhật tâm vào khoảng thế kỷ 3 TCN. Theo đó, ông đưa ra giả thuyết Mặt Trời là trung tâm của hệ Mặt Trời.