TP.HCM: tiếp tục ngưng nuôi gia cầm đến tháng 2-2007

Theo Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, TP.HCM vẫn tiếp tục duy trì việc tạm ngưng chăn nuôi gia cầm cho đến hết tháng 2-2007.

Liên quan về đàn cò ở khu du lịch Suối Tiên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm vào cuối tháng 7-2006, bác sĩ Huỳnh Hữu Thọ - trưởng trạm chẩn đoán xét nghiệm điều trị (Chi cục Thú y TP.HCM) - cho biết đã tiêu hủy 53 con cò và thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng. Hiện khu du lịch Suối Tiên còn khoảng 200 con chim cảnh đang được gom nuôi trong khu tập trung và cách ly với khu vực khách tham quan.

Ông Tôn Thất Phước - trưởng trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật (Chi cục Thú y) - cho biết cũng đã tiến hành lấy mẫu huyết thanh đàn cò, chim tại các khu vực khác như: khu vườn cò quận 9, vườn chim ở Vàm Sát (Cần Giờ), Thảo cầm viên, khu du lịch Đầm Sen... để tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện mẫu nào dương tính với virus H5N1.               

* Trao đổi với PV chiều 4-8, ông Hoàng Văn Năm, phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), cảnh báo “nguy cơ tái phát dịch tại các tỉnh ĐBSCL là rất cao".

Trước đó, một lãnh đạo Trung tâm Thú y vùng TP.HCM cho biết: kết quả xét nghiệm huyết thanh sau tiêm phòng văcxin đợt hai năm 2005 tại 12 tỉnh khu vực ĐBSCL “rất đáng lo ngại”. Tỉ lệ kháng thể của đàn gia cầm sau tiêm phòng (sau bốn tháng), tức là chống được virus cúm H5N1 nếu dịch xảy ra chỉ đạt trên 36%, trong khi mức an toàn cho phép phải đạt ít nhất trên 70%. Theo một chuyên gia thú y, kết quả này có nghĩa “mầm bệnh vẫn lưu hành trên đàn gia cầm”.                    

* Kết quả xét nghiệm PCR của Viện Pasteur TP.HCM cho biết bệnh nhân N.V.C. (35 tuổi, ấp Thạnh Nguyên, xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) âm tính với virus cúm A H5N1. Trước đó, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng sốt cao, suy hô hấp và hình ảnh trên phim X-quang có tổn thương phổi nặng. Bệnh nhân cũng có yếu tố dịch tễ (tự làm thịt vịt chết và ăn).

Đ.BÌNH - Q.KHẢI - NG.QUANG

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video