TP.HCM dùng công nghệ hiện đại truy xuất nguồn gốc thịt heo

Nằm trong dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016-2020, Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo do Sở Công thương TP.HCM trình UBND TP.HCM đã được phê duyệt vào tháng 8 vừa qua.

Bằng cách truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ nơi chăn nuôi, giết mổ đến điểm bán qua một ứng dụng cài sẵn trên smartphone, người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm thịt heo sạch, an toàn. Bên cạnh đó, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc còn nhằm tiến đến loại bỏ dần các hoạt động kinh doanh thịt heo bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó bảo vệ những người kinh doanh chân chính.


Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc thịt heo TE-FOOD.

Trong giai đoạn 1 của Đề án, hệ thống TE-FOOD theo công nghệ châu Âu sẽ được áp dụng. Công nghệ này khá thông dụng, dễ thao tác và tận dụng được các máy móc, hạ tầng có sẵn của các chủ thể tham gia như công nghệ đọc mã vạch QR code, vòng nhận diện, điện toán đám mây, tem điện tử.

Heo xuất chuồng sẽ được đeo vòng nhận diện có khắc mã vạch QR code chứa các thông tin về trang trại chăn nuôi, và các thông tin ở những công đoạn tiếp theo (đến cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, chợ, siêu thị bán lẻ). Qua mỗi công đoạn, thông tin về sản phẩm thịt heo sẽ được lưu trữ trên hệ thống quản lý TE-FOOD.

Người tiêu dùng có thể truy xuất các thông tin về miếng thịt như trang trại, địa điểm, thời gian giết mổ, chợ đầu mối, chủ sạp, chợ bán lẻ, tiểu thương... bằng cách dùng smartphone tải sẵn ứng dụng TE-APP miễn phí. Hoặc chúng ta có thể dùng máy kiểm tra chuyên dụng tại các chợ để tra cứu mã QR code đã được tiểu thương dán lên túi đựng thịt.

Hệ thống quản lý TE-FOOD có thể lưu trữ tất cả thông tin về nguồn gốc thịt heo từ 5-10 năm. Bên cạnh đó, hệ thống còn cung cấp bản đồ địa điểm bán thịt heo đã được kiểm soát theo quy trình, để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm.


Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc heo từ lúc xuất chuồng cho đến nơi bán lẻ.

Trong giai đoạn 2, ban quản lý Đề án sẽ tích hợp thêm công nghệ RFID (sử dụng chip điện tử) gắn lên tai heo để quản lý thông tin về vòng đời heo từ lúc sinh ra.

Chỉ mới hơn 2 tháng chuẩn bị triển khai Đề án, Sở Công thương TP.HCM cho biết đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đối tượng liên quan. Cụ thể, ban quản lý Đề án đã nhận được sự đăng ký tham gia của 21 doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi ở TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An; 15 cơ sở giết mổ, trong đó có 3 cơ sở trên địa bàn thành phố; 2 chợ đầu mối kinh doanh thịt heo là Bình Điền và Hóc Môn; 4 chợ bán lẻ là Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Thái Bình và một số hệ thống siêu thị bán lẻ.

Theo kế hoạch, từ ngày 10/12/2016 giai đoạn 1 của Đề án sẽ được thí điểm tại các đơn vị đăng ký ban đầu, và triển khai chính thức toàn thành phố kể từ ngày 1/3/2017. Giai đoạn này bao gồm việc quản lý nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo từ khi xuất chuồng đến cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, chợ và siêu thị bán lẻ.

Cập nhật: 15/11/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video