Trái đất có hơn 500 vụ va chạm với tiểu hành tinh mỗi năm, sao không ai bị thương?

Trái đất va chạm với thiên thạch không phải là chuyện hiếm, mỗi năm có khoảng 500 thiên thạch va chạm vào Trái đất, nếu một trong số chúng va vào con người, không ai có thể sống sót. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù có rất nhiều trường hợp thiên thạch va chạm vào Trái đất, nhưng chúng ta rất ít khi nghe nói về việc ai đó bị thiên thạch va vào, vậy điều gì đang xảy ra?

Hệ Mặt trời có một ngôi sao và 8 hành tinh, nhưng ngoài ra, có rất nhiều tiểu hành tinh và thiên thạch trong Hệ Mặt trời. Chúng có thể rơi vào quỹ đạo của Trái đất dưới tác động của lực hấp dẫn và tác động lên Trái đất.

Các tiểu hành tinh riêng lẻ cỡ nhỏ có đường kính 1-2 mét, và những tiểu hành tinh lớn hơn có đường kính không quá 1.000km. Trong số đó, một tiểu hành tinh có đường kính hơn 1km va vào Trái đất, và lực nổ sinh ra có thể phá hủy tất cả các công trình và sinh vật quanh đó.


Những thiên thạch nhỏ thường bốc cháy khi bay qua khí quyển Trái đất và hầu như không có thiệt hại đi kèm. (Ảnh: NetEase).

Các nhà khoa học Mỹ đã theo dõi một tiểu hành tinh có số hiệu 1950 DA. Tiểu hành tinh này có đường kính lớn hơn 1km và nếu nó đâm vào Trái đất, một vụ nổ có sức công phá tương đương với 44, 8 triệu tấn TNT có thể sẽ xảy ra.

Các nhà khoa học cho biết, các tiểu hành tinh có đường kính hơn 140 mét sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho Trái đất, những tiểu hành tinh có đường kính hơn 1km sẽ gây ra thảm họa toàn cầu. Sự tuyệt chủng của loài khủng long cách đây 65 triệu năm là do một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10km va vào Trái đất. Năng lượng khổng lồ được giải phóng gây ra các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, sóng thần, động đất và núi lửa phun trào, dẫn đến khủng long - chúa tể của Trái đất vào thời điểm đó tuyệt chủng.

Hậu quả của vụ va chạm của tiểu hành tinh lên Trái đất rất nghiêm trọng, nhưng tại sao chúng ta hứng chịu hơn 500 sự kiện va chạm mỗi năm, không những bình an vô sự mà còn cực kì ít khi nghe tin ai bị thiên thạch giết chết?

Điều này là do Trái đất có bầu khí quyển dày, các tiểu hành tinh có đường kính dưới 10 mét sẽ bị đốt cháy ngay trong khí quyển và rất khó ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người.

Ngoài ra, xác suất để các tiểu hành tinh lớn hơn va vào Trái đất là rất thấp, theo thống kê của các nhà khoa học, trung bình cứ 500.000 năm lại có một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 1 km va vào Trái đất; tiểu hành tinh có đường kính khoảng 5 km va vào Trái đất xảy ra trung bình 10 triệu năm một lần. Các sự kiện va chạm với tiểu hành tinh có đường kính hơn 10 km hiếm khi xảy ra. Lần va chạm với tiểu hành tinh lớn gần đây nhất xảy ra cách đây 65 triệu năm.

Mặc dù Trái đất phải hứng chịu hơn 500 sự kiện va chạm với tiểu hành tinh mỗi năm, nhưng hầu hết chúng đều không hình thành thiên thạch, và tất cả chúng đều bị đốt cháy trong bầu khí quyển.

Nhưng vẫn còn số lượng rất ít tiểu hành tinh có thể chạm tới mặt đất, vậy tại sao vẫn không có thiên thạch nào va vào con người?

Chúng ta biết rằng Trái đất bao gồm 70% đại dương và 30% đất liền. Xác suất hạ cánh của các tiểu hành tinh ở bất kỳ nơi nào trên Trái đất là bằng nhau, do đó có 70% xác suất tiểu hành tinh rơi xuống đại dương và chỉ có 30% xác suất chúng rơi vào đất liền.

Và ở vùng đất có nhiều dân cư thưa thớt như rừng, sa mạc, sa mạc, núi cao, mật độ dân cư ở đây không lớn, cho dù có rơi xuống thì xác suất va trúng con người cũng rất thấp.

Tuy nhiên, xác suất thấp không có nghĩa là nó chưa bao giờ xảy ra. Trong sự kiện va chạm thiên thạch ở Ai Cập năm 1911, một con chó đã bị chết, đây cũng là một trong số ít thương vong do va chạm thiên thạch được ghi nhận.


Các sự kiện va chạm với tiểu hành tinh có đường kính hơn 10km hiếm khi xảy ra.

Chúng ta có thể thấy rằng xác suất để một tiểu hành tinh đâm trúng vào người là rất thấp, thấp như xác suất trúng sổ số độc đắc.

Trong hơn 500 sự kiện va chạm với tiểu hành tinh hàng năm, chỉ có khoảng 4-5 thiên thạch được các nhà khoa học thu thập được.

  • Một là vì nhiều thiên thạch đã bị đốt cháy trước khi chúng đến bề mặt Trái đất.
  • Nguyên nhân thứ hai là do nhiều thiên thạch va vào đại dương và rất khó trục vớt.
  • Nguyên nhân thứ ba là khi thiên thạch va vào bề mặt Trái đất, nó sẽ vỡ ra thành nhiều hạt nhỏ và trộn lẫn với đá của Trái đất, rất khó để một nhà khoa học chuyên nghiệp có thể phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.

Chính vì sự khan hiếm thiên thạch mà các nhà sưu tập sẵn sàng bỏ ra số tiền khổng lồ để sưu tầm thiên thạch. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, thiên thạch chứa đựng những vật chất từ ​​thuở mới hình thành Hệ Mặt trời, nghiên cứu thiên thạch giúp chúng ta biết được lịch sử Trái đất lúc mới hình thành và có sự sống ngoài không gian hay không, vì vậy nó không chỉ có giá trị sưu tầm mà còn có giá trị nghiên cứu khoa học rất cao.

Cập nhật: 23/03/2021 Theo Viettimes
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video