Trái đất cứ tăng 1 độ C sẽ làm tăng 15% các trận mưa lớn

Theo Straitstimes, nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature cho thấy cứ mỗi 1 độ C tăng lên sẽ làm tăng mật độ các trận mưa lớn lên 15% ở độ cao trên 2.000m. Ngoài ra, cứ thêm 1.000m độ cao sẽ tăng thêm 1% lượng mưa.

Nói cách khác, nhiệt độ Trái đất tăng hơn 3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ chứng kiến khả năng xảy ra các trận đại hồng thủy có khả năng tàn phá nhân lên gần một nửa.

Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng không được thiết kế để chống lại những sự kiện lũ lụt nghiêm trọng.


Lượng mưa cực đoan ngày càng dữ dội hơn do biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Bề mặt Trái đất nóng lên 1,2 độ C đủ để khuếch đại những trận mưa lớn kỷ lục đã nhấn chìm những vùng đất rộng lớn ở Pakistan vào mùa hè năm ngoái và một phần bang California (Mỹ) vào đầu năm nay.

Hành tinh sẽ nóng thêm 2,8 độ C vào cuối thế kỷ này, theo ban cố vấn khoa học khí hậu IPCC của Liên Hợp Quốc.

Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu trong 70 năm qua và các dự báo về mô hình khí hậu, đã tìm thấy 2 động lực chính đằng sau sự gia tăng các hiện tượng mưa cực đoan ở độ cao nhất định trong một Trái đất đang nóng lên.

Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng, cứ tăng 1 độ C sẽ tăng lượng ẩm trong khí quyển lên 7%.

Kể từ những năm 1950, lượng mưa lớn đã trở nên thường xuyên hơn và dữ dội hơn ở hầu hết các nơi trên thế giới, theo Hiệp hội Phân bổ thời tiết thế giới (WWA).

Theo WWA, lượng mưa cực đoan ngày càng phổ biến và dữ dội hơn do biến đổi khí hậu mà con người gây ra ở châu Âu, vùng giữa và phía đông Bắc Mỹ, một số khu vực Nam Mỹ, châu Phi và Úc.

Yếu tố thứ 2 được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu còn đáng quan tâm hơn. "Đây là lần đầu tiên người ta xem xét liệu những trận mưa lớn đó dưới dạng mưa hay tuyết. Không giống như tuyết rơi, lượng mưa kích hoạt dòng chảy nhanh hơn, dẫn đến nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất và xói mòn đất mạnh hơn", tác giả chính, ông Mohammed Ombadi, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley ở California nói với AFP.

Theo nghiên cứu, các khu vực miền núi và đồng bằng lũ lụt lân cận có khả năng chịu tác động lớn nhất từ các trận mưa cực đoan nằm trong và xung quanh dãy núi Himalaya và khu vực Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất nên chuẩn bị "kế hoạch thích ứng với khí hậu cực đoan".

Ông Ombadi nói: "Cần xem xét sự gia tăng lượng mưa cực đoan này để thiết kế và xây dựng đập, đường cao tốc, đường sắt và các cơ sở hạ tầng khác nếu muốn đảm bảo chúng sẽ bền vững trong điều kiện khí hậu nóng hơn".

Cập nhật: 03/07/2023 1thegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video