Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp rơi xuống châu Âu, những nước nào bị ảnh hưởng?

Trạm vũ trụ Thiên Cung-1 (Tiangong-1) của Trung Quốc nặng 8,5 tấn có thể rơi xuống châu Âu trong vài tháng tới theo như cảnh báo của các chuyên gia.

Trạm Thiên Cung-1 được dự báo sẽ rơi xuống Trái Đất trong vài tháng tới. (Ảnh: Getty).

Trạm Thiên Cung-1 đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát kể từ tháng 3/2016 và dự kiến sẽ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất vào đầu năm 2018. Các dự báo tiên đoán khối sắt vụn khổng lồ này sẽ rơi xuống một số nước ở khu vực châu Âu – bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Bulgaria và Hy Lạp.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang dẫn đầu một chiến dịch để theo dõi những vị trí đâm tiềm năng một khi Thiên Cung-1 quay trở lại Trái Đất. Theo ông Holger Krag, Trưởng văn phòng mảnh vỡ vũ trụ của ESM, công trình này chắc chắn sẽ vỡ vụn vào khoảng giữa tháng 1 – 3/2018.

Ông Krag cho hay: "Không có mảnh vỡ nào rơi qua bất cứ điểm nào xa hơn 43 độ Bắc hoặc xa hơn 43 độ Nam. Trạm vũ trụ sẽ quay lại Trái Đất tại bất kỳ điểm nào giữa các vĩ độ này, bao gồm một số nước châu Âu. Ngày, giờ và dấu vết địa lý của vụ quay trở về này chỉ có thể dự đoán song không chắc chắn”.

Đầu tháng 11, Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Harvard cảnh báo quỹ đạo của Thiên Cung-1 đã bị hư hại. Hiện tại cận điểm của nó ở dưới 300km và trong bầu khí quyển dày đặc, tỷ lệ bị hư hại sẽ càng cao hơn.

Ông nói: “Tôi dự đoán nó sẽ rơi xuống trong vài tháng tới – cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018”.

Ông McDowell cho biết thêm một sự thay đổi nhỏ trong các điều kiện khí quyển có thể thay đổi vị trí hạ cánh của Thiên Cung-1 từ lục địa này sang lục địa khác.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc khẳng định mảnh vỡ của trạm Thiên Cung-1 sẽ ít đe dọa tới con người hay tài sản.

Ông Wu Ping tại Văn phòng kỹ sư vũ trụ của Trung Quốc, cho hay: “Dựa trên tính toán và phân tích của chúng tôi, đa số các mảnh vỡ của phòng thí nghiệm trên không này sẽ cháy rụi trong quá trình rơi. Trung Quốc luôn đề cao công tác quản lý mảnh vỡ vũ trụ, tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm để dọn dẹp và giảm thiểu các mảnh vỡ”.

Cập nhật: 12/11/2017 Theo Khám Phá
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video