Trăn gấm ngoác miệng cắn nhà khoa học

Nhà sinh vật học Australia chủ động để trăn gấm tấn công nhằm đánh giá mức độ đau đớn của vết cắn.

Adam Thorn đeo mặt nạ bảo vệ và giơ tay để trăn gấm dài khoảng hai mét cắn, Sun hôm 30/9 đưa tin. Anh kêu lên đau đớn trước khi Rob Alleva, chuyên gia chăm sóc và khống chế động vật, kéo nó ra. Thorn chịu vết thương hở, thậm chí bị một chiếc răng nanh găm vào da, và cần khâu lại. Trong khi đó, Alleva cũng bị cắn và phải loại bỏ máu đông trong tay.


Adam Thorn đeo mặt nạ bảo vệ và giơ tay để trăn gấm dài khoảng hai mét cắn.

Thorn và Alleva đang tham gia chương trình "Kings of Pain". Trong chương trình, bộ đôi sẽ thử để các loài vật nguy hiểm cắn hoặc đốt. Họ học tập phương pháp của tiến sĩ Justin Schmidt, nhà khoa học lập ra chỉ số Schmidt vào những năm 1980 để đánh giá mức độ đau của vết côn trùng đốt.

Thorn và Alleva sử dụng thang 30 điểm nhằm đo cường độ, thời gian và mức độ tổn thương. Sau đó, bộ đôi sẽ thông báo với khán giả loài vật nào cần tránh, làm thế nào để xử lý một vết cắn hoặc đốt. Trong chương trình, họ cũng sẽ thử cho kỳ đà sông Nile, nhím biển, cá sư tử, rết châu Á khổng lồ, cá piranha và ong bắp cày tấn công.

Trăn gấm (tên khoa học Python reticulates) là loài bản địa ở Nam Á và Đông Nam Á, có thể giết người dù không độc. Chúng thường tấn công bằng cách siết chặt con mồi. Trăn gấm trưởng thành có thể dài tới 7m và nặng hơn 100kg.

Cập nhật: 02/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video