Trao đổi kinh nghiệm về nghiên cứu vật liệu Nano

Tại hội thảo quốc tế về khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ Nano cùng Diễn đàn công nghệ Nano Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 7, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài nước đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm để thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu Nano vào thực tiễn.


Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn Internet)

Hội thảo do Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội Vật lý Việt Nam, Hội Khoa học vật liệu Việt Nam phối hợp cùng một số trường Đại học có chuyên ngành liên quan và đại diện các nhà khoa học của 15 nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại Hà Nội trong 4 ngày 8-12/11.

Dự hội thảo quốc tế và Diễn đàn Công nghệ Nano châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 7 có trên 300 đại biểu, trong đó có trên 100 nhà nghiên cứu và quản lý chính sách, chiến lược khoa học quốc tế đến từ khu vực châu Á và nhiều nước trên thế giới.

Nhiều báo cáo quan trọng được trình bày tại hội thảo và diễn đàn đã nhận được sự quan tâm và trao đổi của các đại biểu như kinh nghiệm đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng vật liệu Nano; công nghệ, vật liệu Nano ứng dụng trong lĩnh vực vũ trụ…

Các đại biểu cho rằng, do các ứng dụng kỳ diệu của công nghệ nano, tiềm năng kinh tế cũng như tạo ra sức mạnh về quân sự nên hiện nay trên thế giới đang xảy ra cuộc chạy đua sôi động về phát triển và ứng dụng công nghệ nano. Một số cường quốc đang chiếm lĩnh thị trường công nghệ nano như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Nga và một số nước Châu Âu…

Ở những quốc gia trên chính phủ dành một khoản ngân sách đáng kể hổ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng thực tiển của ngành công nghệ nano. Không chỉ các trường Đại học có các phòng thí nghiệm với các thiết bị nghiên cứu quy mô mà các tập đoàn sản xuất cũng tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ nano với các phòng thí nghiệm với tổng chi phí nghiên cứu tương đương với ngân sách chính phủ dành cho công nghệ nano.

Ở Việt Nam, tuy chỉ mới tiếp cận với công nghệ nano trong những năm gần đây nhưng cũng có những bước chuyển tạo ra sức hút mới. Nhà nước cũng đã dành một khoản ngân sách khá lớn cho chương trình nghiên cứu công nghệ nano cấp quốc gia với sự tham gia của nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu.

Trong ngành công nghiệp hiện nay, các tập đoàn sản xuất điện tử đã bắt đầu đưa công nghệ nano vào ứng dụng, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh từ chiếc máy nghe nhạc iPod nano đến các con chip có dung lượng lớn với tốc độ xử lý cực nhanh…

Trong y học, để chữa bệnh ung thư người ta tìm cách đưa các phân tử thuốc đến đúng các tế bào ung thư qua các hạt nano đóng vai trò là “xe tải kéo,” tránh được hiệu ứng phụ gây ra cho các tế bào lành.

Ngoài ra, các nhà khoa học tìm cách đưa công nghệ nano vào việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng...

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video