Hãng bảo mật Sophos cho rằng những loại email spam như thế nhắm đến rất nhiều mục tiêu khác nhau – như kiểm tra tình trạng hoạt động của những địa chỉ email được gửi đến, nếu địa chỉ đó “còn sống” thì nó sẽ trở thành một miếng mồi ngon cho những kẻ chuyên gửi spam (spammer).
Tai hại hơn là những email spam theo kiểu như thế này còn có thể dẫn đến hậu quả là một trò lạm dụng sự tin tưởng của người khác. Trong tình huống này người nhận những email đó tưởng rằng mình đã thiết lập được một mối quan hệ với một người bạn thông qua mạng Internet và đôi khi còn tiết lộ cho họ cả những thông tin cá nhân hoặc thậm chí là “cho” chúng tiền.
Đây là một ví dụ về một bức email giả mạo được gửi đi từ một “phụ nữ trẻ tuổi”:
“Hello my dear friend, |
Graham Cluley – Chuyên gia tư vấn công nghệ cao cấp của Sophos - khuyến cáo người dùng nên thật sự cẩn thận kiểm tra và tự hỏi mình xem liệu có một người phụ nữ trẻ nào bắt gặp thông tin của bạn trên Internet và cảm động ấn tượng đến mức gửi email liên lạc với bạn không.
“Thậm trí nếu có trường hợp này xảy ra đi chăng nữa thì đây cũng chỉ là hành động của một người không bao giờ muốn gặp bạn mà thôi. Nếu bản hồi đáp bức email đó thì cũng đồng nghĩa với việc bạn khẳng định địa chỉ email của bạn vẫn còn hoạt động. Không những thế bạn còn có thể phải đối mặt với những trò lừa dảo nhằm lấy cắp tiền của bạn”.
Sophos khẳng định trong một số trường hợp địa chỉ email được sử dụng để gửi đi những bức email spam có nội dung “lãng mạn” nói trên là xuất phát từ một trang web chuyên gửi spam để bán sản phẩm y tế.
Thông qua cảnh báo này hãng bảo mật Sophos muốn cảnh báo người dùng nên thật sự cẩn thận và tỉnh táo trước những trò lừa gạt trên Internet.
Hoàng Dũng