Trong tháng 6 này, hãy cùng chiêm ngưỡng ngũ hành tinh thẳng hàng trên bầu trời

Bắt đầu từ ngày 3/6, sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ có thể được nhìn thấy xếp thẳng hàng trên bầu trời bằng mặt thường.

Hiện tượng hiếm gặp này đã không xảy ra kể từ tháng 12/2004 và năm nay, khoảng cách giữa sao Thủy và sao Thổ sẽ gần hơn, theo tạp chí không gian Sky & Telescope.


Mô phỏng 5 hành tinh xếp thẳng hàng trên bầu trời. (Ảnh: CBC)

Biên tập viên Diana Hannikainen cho biết, thời gian tốt nhất để quan sát 5 hành tinh là trong 30 phút trước khi trời sáng - thời điểm kể từ khi sao Thủy hé lộ phía đường chân trời cho đến khi bị lu mờ bởi ánh sáng chói của Mặt Trời.

Ngũ hành tinh sẽ sắp xếp theo thứ tự sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ (từ trái qua phải) và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng Hannikainen khuyên mọi người nên dùng ống nhòm để có tầm nhìn rõ ràng.

"Bạn không cần phải di chuyển đến đâu đó để chiêm ngưỡng hiện tượng vì nó hiển thị cho tất cả mọi người trên toàn cầu", CNN viết. "Yêu cầu duy nhất là bầu trời quang đãng theo hướng quan sát".

Người xem ở Bắc bán cầu có thể nhìn thấy các hành tinh từ đường chân trời phía đông đến đông nam, trong khi những người ở Nam bán cầu có thể nhìn dọc theo đường chân trời phía đông đến đông bắc.

"Nếu bạn thức dậy và thấy mây che khuất bầu trời, đừng lo lắng vì sự kiện kéo dài trong suốt tháng 6. Vào một buổi sáng sớm trong lành, hãy ra ngoài và tận hưởng khung cảnh đó", Hannikainen chia sẻ.

Cập nhật: 04/06/2022 VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video