Ngày 20/6, Trung Quốc đã công bố sách trắng đầu tiên về đất hiếm nhằm bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên có giá trị của nước này.
Sách trắng mang tên “Situation and Policies of China’s Rare Earth Industry” (Tình hình và chính sách của ngành công nghiệp đất hiếm Trung Quốc) được Văn phòng thông tin của Hội đồng nhà nước Trung Quốc công bố. Sự ra đời của cuốn sách nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình và chính sách của ngành công nghiệp đất hiếm của nước này.
Trung Quốc đang là nước cung cấp đất hiếm chủ yếu của thế giới. (Nguồn: Global Times)
“Một số nước tỏ ra bực bội về tình hình của ngành công nghiệp đất hiếm Trung Quốc và các chính sách liên quan, nên đã đưa ra nhiều suy đoán và bịa đặt nhiều chuyện", cuốn sách viết.
Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, cung cấp hơn 90% nhu cầu kim loại đất hiếm cho toàn cầu, mặc dù trữ lượng đất hiếm của nước này chỉ chiếm 23% tổng trữ lượng đất hiếm của thế giới. Kim loại đất hiếm, là 1 trong số 17 kim loại có vai trò rất quan trọng để sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao, từ điện thoại thông minh và tua-bin gió đến pin xe điện. Nhưng khai thác các kim loại này cực kỳ gây tổn hại cho môi trường.
Để kiểm soát thiệt hại về môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên không tái tạo này, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách, bao gồm cả chính sách áp dụng mũ sản xuất, hạn ngạch xuất khẩu, tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt và các loại thuế tài nguyên cao hơn. Tuy nhiên, các chính sách này đã gây ra khiếu nại từ các nước tiêu dùng lớn như Nhật Bản (là nước mua 56% kim ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong năm 2011). Còn Trung Quốc dù khẳng định tiếp tục cung cấp đất hiếm cho thị trường toàn cầu nhưng vẫn duy trì chính sách điều tiết sản xuất đất hiếm.