Trung Quốc ghi nhận ca nhiễm H5N1 nhánh 2.3.4.4b

Theo The Telegraph, một người phụ nữ 53 tuổi ở Trung Quốc gần đây đã phải nhập viện vì chủng cúm gia cầm - loại cúm đang lây nhiễm sang các loài động vật có vú trên khắp thế giới.

Bệnh nhân ở tỉnh Giang Tô, có tiền sử tiếp xúc với gia cầm và xuất hiện các triệu chứng vào ngày 31/1. Sau đó, ngày 4/2, bệnh nhân nhập viện.

Không giống các trường hợp mắc cúm gia cầm ở Campuchia - có liên quan đến một chủng H5N1 đã lưu hành trong khu vực trong một thập kỷ - bệnh nhân 53 tuổi ở Trung Quốc đã nhiễm một loại biến thể của cúm gia cầm đang gây ra đợt bùng phát toàn cầu chưa từng có ở loài chim.


Cúm gia cầm đang bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó có sự lây nhiễm cho động vật có vú. (Ảnh: timesofisrael).

"Giải trình tự bộ gene cho thấy bệnh nhân 53 tuổi ở Trung Quốc đã bị nhiễm H5N1 nhánh 2.3.4.4b - đang lưu hành rộng rãi ở các loài chim. Kể từ năm 2020, số lượng các đợt bùng phát cúm gia cầm gia tăng đã được báo cáo ở các loài chim và gia cầm hoang dã trên toàn cầu, chúng ta có thể sẽ có thêm các trường hợp lẻ tẻ ở người", tiến sĩ Sylvie Briand, Giám đốc bộ phận chuẩn bị và phòng chống dịch bệnh và đại dịch của WHO, nói.

Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc ghi nhận một trường hợp tử vong vì H5N1 ở tỉnh Quảng Tây. Tuần này, Trung Quốc cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc 2 loại cúm gia cầm khác là H5N6 và H9N2.

Tại một cuộc họp báo vào tuần trước, tiến sĩ Briand thông tin rằng cơ quan của Liên Hợp Quốc thực sự lo ngại về khả năng lây truyền cúm gia cầm từ người sang người. Các chuyên gia cho biết các ca nhiễm bệnh gần đây là một lời nhắc nhở nổi bật về mối đe dọa "ngày càng tăng" do cúm gia cầm gây ra.

"Nguy cơ cúm gia cầm đối với con người đang gia tăng khi có rất nhiều virus ở gia cầm và chim hoang dã. Virus có thể thay đổi bất cứ lúc nào và rủi ro sẽ cao hơn khi nó có nhiều hơn trong môi trường. Điều đó không có nghĩa là một dịch bệnh ở người sắp xảy ra nhưng không ai kiểm soát được virus, vì vậy, có thể nói rằng đây là một rủi ro nghiêm trọng", giáo sư Munir Iqbal - người đứng đầu Nhóm cúm gia cầm tại Viện Pirbright (Anh) - cho biết.

Sự lo lắng của giáo sư Munir Iqbal là hoàn toàn có cơ sở khi Peru thông báo 3.500 con sư tử biển ở quốc gia này đã chết vì H5N1 - gấp 5 lần so với báo cáo trước đó. Các con sư tử biển đều có triệu chứng chủ yếu là run, co giật và tê liệt. Mặc dù không rõ chúng bị nhiễm bệnh như thế nào, các nhà nghiên cứu cho biết với quy mô của đợt bùng phát này, họ không thể loại trừ khả năng cúm gia cầm lây lan từ động vật có vú sang động vật có vú.

Tiến sĩ Pablo Plaza - chuyên gia về dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng thú y tại Đại học Quốc gia Comahue ở Argentina - cho biết nếu sự lây truyền giữa các loài động vật có vú đã bắt đầu, virus cúm gia cầm đã thay đổi và điều này có thể làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe con người.

"Cho đến nay, rủi ro trên có vẻ thấp, nhưng chúng ta cần phải cảnh giác vì virus luôn biến đổi. Một số thay đổi trong virus là cần thiết để thích ứng với sự lây truyền từ người sang người, vì vậy hy vọng chúng sẽ không xảy ra", tiến sĩ Pablo Plaza nói thêm.

Cập nhật: 06/03/2023 Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video