Trung Quốc lần đầu ghép gan lợn được chỉnh sửa gene lên người

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện thành công ca cấy ghép gan lợn được chỉnh sửa gene lên người đầu tiên, một bước đột phá có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu nội tạng.

Theo SCMP, mẫu gan lợn đã được chỉnh sửa để xóa nhiều gene liên quan đến protein gây đào thải nội tạng, sau đó được mang đi cấy ghép vào một bệnh nhân chết não vào ngày 10/3.

Trong một bài đăng trên WeChat hôm 14/3 của Đại học Y Không quân Trung Quốc, cơ sở thực hiện nghiên cứu, máu và mật của gan được cấy ghép đều trong tình trạng "tốt" và bệnh nhân không có dấu hiệu đào thải nội tạng 96 giờ sau cuộc phẫu thuật.


Đại học Y Không quân Trung Quốc tuyên bố thực hiện ca ghép gan lợn được chỉnh sửa gene đầu tiên lên người. (Ảnh minh họa: SCMP).

Trường đại học cho biết đây là ca cấy ghép "đầu tiên trên thế giới" đưa gan lợn được chỉnh sửa gene lên người.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Hepatology, bệnh gan gây ra khoảng 2 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn thế giới.

Mỗi năm, Trung Quốc có thêm tới 500.000 bệnh nhân phải đối mặt với bệnh suy gan. Cách chữa trị duy nhất cho bệnh suy gan là ghép gan và nhiều bệnh nhân đã qua đời khi chờ nội tạng phù hợp được hiến tặng.

Phương pháp cấy ghép xeno - nhằm ghép bộ phận từ loài này sang loài khác - được xem là giải pháp tiềm năng vì chúng không phụ thuộc vào nguồn cung từ người hiến tặng.

Trường đại học trên cho biết, việc ghép gan lợn được chỉnh sửa gene "mang lại lợi ích cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối hơn và có thể thay thế hoàn toàn" việc cấy ghép gan ở người.

Tuy nhiên, cơ sở trên cũng thừa nhận gan là bộ phận rất phức tạp về cấu trúc và chức năng, và gan của lợn "không thể thay thế hoàn toàn gan người".

Trên thực tế, trong các thử nghiệm, động vật được cấy ghép gan xeno thường có thời gian sống sót ngắn hơn so với những động vật nhận tim và thận từ loài khác.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu và bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện một ca cấy ghép phụ trợ, trong đó một phần cơ quan ban đầu của bệnh nhân được giữ cùng với cơ quan cấy ghép trong cơ thể.

Các bác sĩ phẫu thuật đã cắt một trong những tĩnh mạch lớn trong gan của bệnh nhân và gắn gan cấy ghép vào một trong hai đầu của tĩnh mạch sau khi nó được lấy ra từ con lợn hiến tặng.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố đã đi tiên phong trong phương pháp ghép gan này để đảm bảo lưu lượng máu và mật gan trong tình trạng tốt. Họ cho rằng, phương pháp này "sẽ trở thành một lựa chọn mới cho ứng dụng lâm sàng của cấy ghép gan xeno".

Cập nhật: 19/03/2024 Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video