Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Unesco Liên hiệp quốc đã công nhận Trung tâm lịch sử của Brugge, vương quốc Bỉ là Di sản văn hóa thế giới năm 2000.
Brugge là thành phố lớn nhất tại vương quốc Bỉ, thành phố có diện tích khoảng 13.840 ha trong đó có 1.075 ha bờ biển. Được mệnh danh là "Venice phương Bắc", thành phố Brugge thu hút đông khách du lịch đặc biệt là các đôi tình nhân. Mặc dù vậy, chẳng cần phải là các đôi mới có thế đến Brugge, bởi vẻ đẹp thiên nhiên, kiến trúc ở thành phố này hấp dẫn mọi đối tượng khách du lịch.
Những ngôi nhà với kiến trúc đẹp soi bóng xuống dòng kênh xanh ngắt được xây dựng từ thời Trung cổ. Khách du lịch đến đây thích tản bộ dọc hai bên bờ con kênh xanh vừa hưởng không khí trong lành, dễ chịu vừa có thể ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của các công trình nơi đây.
Trung tâm lịch sử của thành phố Brugge là một khu vực gồm nhiều công trình kiến trúc cổ có diện tích 30 ha. Cả thành phố Brugge có dân số khoảng 220.000 người, riêng tại khu vực Trung tâm lịch sử có khoảng 20.000.
Hầu hết kiến trúc thành phố Brugge đều giữ được kiến trúc từ thời Trung cổ cho đến nay. Tuy nhiên nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc nhất, đồng thời cũng là nơi có những công trình kiến trúc giá trị nhất đó chính là khu vực Trung tâm lịch sử Brugge. Các công trình nơi đây có thể kể đến gồm: Nhà thờ Đức Mẹ; Tượng điêu khác Madonna và con trai do Danh họa Michelangelo thực hiện; Giáo đường Saint-Salvator; Tòa thị chính, Tháp chuông; Nhà thờ Máu thiêng Heilig-Bloedbasiliek.
Nhà thờ Đức mẹ là một công trình với kiến trúc nguy nga với ngọn tháp cao 122 mét thu hút du khách chú ý từ một khoảng cách khá xa. Đây là một công trình kiến trúc gây ấn tượng mạnh trong khu vực trung tâm lịch sử Brugge. Tượng điêu khác Madonna và con trai là tác phẩm của Danh họa Michelangelo, được nhiều nhiều cho rằng đây là tác phẩm duy nhất mà ông thực hiện sau khi ông rời nước Ý. Tác phẩm điêu khắc này được coi là một trong số những kiệt tác của nhân loại.
Bên cạnh đó Tháp chuông nằm ngay trung tâm với chiều cao 83 mét cũng là một công trình đặc biệt. Tháp chuông này được xây dựng lần đầu tiên năm 1240, đến năm 1280 trong một trận hỏa hoạn, Tháp chuông này đã bị thiêu cháy hoàn toàn. Đến năm 1300, chính quyền thành phố đã cho xây lại Tháp chuông. Phía trong tháp có cầu thang dẫn lên đỉnh tháp, nếu muốn ngắm toàn cảnh thành phố Brugge, du khách phải leo qua 366 bậc thang để lên được đến ngọn tháp. Từ vị trí này, du khách có thể có cái nhìn tổng quan về cả khu vực Trung tâm lịch sử cũng như thành phố Brugge. Tháp chuông này là một trong số những tháp chuông đã được Tổ chức Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với Pháp.
Nhà thờ Đức Mẹ gây ấn tượng mạnh với du khách với tháp cao 122 mét, thu hút ánh nhìn từ rất xa.
Nhà thờ Máu thiêng Heilig-Bloedbasiliek cũng là một trong số những công trình ý nghĩa của Di sản văn hóa này. Nhà thờ vốn là một thánh tích đó là một lọ máu nhỏ, được cho rằng máu của Chúa. Trong cuộc Thập tự chinh vào khoảng năm 1150 đến năm 1200, thánh tích này đã được mang đến và cất giữ tại Nhà thờ cho đến nay. Heilig-Bloedbasiliek được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp giữa Gothic và Roman. Nhà nguyện phía trong nhà thờ được xây dựng theo kiểu Gothic trong khi đó nhà nguyện còn lại mang phong cách Roman.
Trong suốt khoảng 3 thế kỷ từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15, Brugge là trung tâm buôn bán, giao thương nhộn nhịp bởi hệ thống kênh rạch ở đây thích hợp cho tàu bè qua lại. Thời gian đó, Brugge nổi tiếng bởi các sản phẩm bông, len chất lượng cao. Không chỉ các thương gia của Brugge mà cả các thương gia nước ngoài cũng đã tìm đến đây làm ăn và gắn bó với mảnh đất này. Tuy nhiên, từ sau thế kỷ 15 nhiều biến cố lịch sử đã xảy ra thay đổi diện mạo của Brugge. Bên cạnh đó, hệ thống kênh đào chiến lược của Brugge bị nghẽn bùn khiến cho cả thành phố chìm vào suy thoái. Nhiều người đã rời bỏ thành phố để tìm đến vùng đất mới, những năm 1900, cả thành phố chỉ còn khoảng 50.000 người, giảm hơn 1/3 so với dân số trước đó.
Những người dân bám trụ lại mảnh đất quê hương đã không chấp nhận để quá khứ vàng son của Brugge bị rơi vào quên lãng vì thế họ bắt đầu tìm cách khôi phục lại thành phố này.
Đầu thế kỷ 20, hàng loạt chiến lược phát triển thành phố đã được thực hiện. Chính quyền Brugge đã nhận ra được cơ hội vàng để kinh doanh kiếm lời khi nhìn vào kiến trúc tổng thể chung của thành phố. Lợi dụng những lợi thế sẵn có đó là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp từ thời Trung cổ, những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa lịch sử cao tại khu vực trung tâm lịch sử của thành phố, hệ thống kênh rạch thuận lợi sau công cuộc làm sạch và nạo vét bùn... cùng với lịch sử huy hoàng của thành phố, chính quyền Brugge đã biến thành phố này trở thành một trong những thành phố du lịch phổ biến nhất tại Châu Âu.