Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận con đường hương liệu và các thành phố hoang mạc vùng Negev của Israel là Di sản văn hóa thế giới năm 2005.
Con đường hương liệu và các thành phố hoang mạc vùng Negev là tên một nhóm các thành phố trong hoang mạc Negev ở miền nam Israel. Xưa kia đây là con đường giao thương, buôn bán hương liệu từ Ả Rập tới Địa Trung Hải. Bốn thành phố trong nhóm các thành phố hoang mạc gồm Avdat, Haluza, Mamshit, Shivta. Trên tuyến đường giao thương này những nhà buôn xưa buôn bán các loại nguyên liệu gồm trầm hương, nhựa cây trám thơm và cả các loại gia vị từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.
Cả bốn thành phố trong danh sách các thành phố hoang mạc đều có nhiều pháo đài cổ, các vùng đất canh tác nông nghiệp, các hệ thống kênh mương, tưới tiêu rất phức tạp. Các công trình này là được xây dựng nhằm khắc phục lại khí hậu khắc nghiệt của sa mạc. Con đường hương liệu kéo dài hơn 2.000 cây số với nhiều tuyến thuận tiện đi lại tạo điều kiện cho việc vận chuyển trầm hương, chất nhựa thơm từ Yeman và Oman tới Địa Trung Hải. Cả bốn thành phố hoang mạc đều nằm trên các trục đường của con đường hương liệu và đều là những thành phố trù phú vào khoảng thời gian đó. Nằm trên sa mạc với khí hậu khô quanh năm, các thành phố hoang mạc phải xây dựng những hệ thống trự nước và tưới tiêu cực kỳ phức tạp với quy mô lớn. Những hệ thống này gồm các đập, kênh, bể chứa nước, hồ chứa.
Nhờ có các hệ thống tưới tiêu mà người dân sinh sống trong các thành phố vùng sa mạc có thể trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế. Bên cạnh đó, giao thương và kinh tế của các thành phố này khá phát triển nhờ có con đường hương liệu đi qua.
Trên con đường này, trầm hương và nhiều loại hương liệu quý khác được các nhà buôn đưa sang Đia Trung Hải
Con đường hương liệu và các thành phố hoang mạc vùng Negev được Unesco công nhận là Di sản văn hóa bởi các tiêu chí:
Tiêu chí (iii): Các thành phố hoang mạc và các tuyến đường thương mại là minh chứng hùng hồn cho tầm quan trọng của kinh tế trong sự phát triển xã hội và văn hóa. Các tuyến đường cũng cung cấp một phương tiện giao thương không chỉ cho hương trầm và các hàng hóa thương mại khác mà còn cho con người.
Tiêu chí (v): Các di tích, dấu vết còn lại của pháo đài, hệ thống tưới tiêu tại các thành phố hoang mạc cho thấy sự phát triển của kinh tế và khoa học thời kỳ cổ đại.
Những hương liệu và gia vị được các nhà buôn vận chuyển từ Ả rập xuyên sa mạc qua Địa Trung Hải để trao đổi, buôn bán
Các thị trấn và pháo đài kết hợp các tuyến đường giao thương, buôn bán cộng với hệ thống tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hợp nhất với nhau tạo nên một khu vực sinh sống của người dân Ả rập và vùng Địa Trung Hải sầm uất, thịnh vượng.
Những kiến trúc và dấu vết còn lại cho đến ngày nay của các thành phố vùng hoang mạc.
Vào thời kỳ cổ đại cách đây hơn 2000 năm, Trầm hương là nguyên liệu chính để chế biến các loại nước thơm, mỹ phẩm cho vua chúa. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại sử dụng loại nguyên liệu này với số lượng lớn. Giá của trầm hương vào thời kỳ đó còn đắt hơn cả vàng ròng. Chính nhu cầu đó đã thúc đẩy sự trao đổi, buôn bán loại hương liệu quý hiếm này. Thời gian đầu tiên, chỉ có vài đoàn buôn nhỏ lẻ mang các loại hương liệu quý trong đó có trầm hương từ vùng sa mạc Ả rập sang Hy Lạp trao đổi, buôn bán. Dần dần sau đó, thấy lợi nhuận quá lớn từ mặt hàng này, ngày càng có nhiều hơn các đoàn buôn mang hương liệu xuyên sa mạc sang giao thương buôn bán tại Hy Lạp. Cũng chính từ đó mà con đường hương liệu được hình thành. Từ con đường hương liệu này, các thành phố, thị trên trên các tuyến đường được hình thành. Những thành phố này đầu tiên chỉ là những trạm nghỉ chân cho các đoàn buôn trên đường xuyên sa mạc có chỗ nghỉ chân, tiếp lương thực và cho lạc đà uống nước, dưỡng sức. Rồi dần dần, tỉ lệ thuận theo sự phát triển ngày càng gia tăng của các đoàn buôn, các thị trấn được hình thành, và cứ thế lớn dần, lớn dần thành các thành phố với số lượng đông người dân sinh sống.
Hiện nay, Con đường hương liệu và các thành phố hoang mạc vùng Negev đang gặp phải mối đe dọa lớn đó chính là sa mạc. Gió, bão cát, khí hậu khắc nghiệt đã và đang hủy hoại thành quách, pháo đài và các hệ thống tưới tiêu của những thành phố này. Các nhà khoa học lịch sử hiện đã cho dựng nhiều trạm nghiên cứu, khảo cổ để tìm hiểu, khai quật đồng thời tiến hành các biện pháp bảo vệ những gì còn lại của Di sản văn hóa thế giới độc đáo này của Israel.