Trường hợp sinh con kỳ lạ: Anh trai trở thành cha

Tháng 5/2001, Lew Shao - một phụ nữ ở Bắc Kinh - đã sinh con trai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Một tháng sau, cô phát hiện mình lại có thai. Tháng 2/2002, Lew sinh đứa con trai thứ hai. Kết quả giám định gene gây sửng sốt: đứa thứ nhất là cha của đứa bé thứ hai.

Các nhà di truyền học ở Đại học Tổng hợp Y khoa Bắc Kinh, khi theo dõi trường hợp của Lew, đã không thể hiểu được nguyên nhân dẫn đến chuyện cô Lew có thai lại sau 1 tháng, vì họ làm việc theo đúng sơ đồ tiêu chuẩn mà trước đó chưa gặp trường hợp nào trục trặc. Như quy định, trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, Lew đã trải qua một đợt trị liệu bằng hoóc môn để không chỉ có một, mà vài trứng chín trong buồng trứng của cô.

Giáo sư Mei Shen của Đại học Tổng hợp Y khoa Bắc Kinh, người theo dõi trường hợp mang thai độc đáo của Lew, cho biết, họ xem xét bộ gene của đứa bé thứ hai và cha mẹ nó - Lew và Chjey. Đứa bé có các gene của mẹ, còn gene của cha thì không có dấu vết nào hết. Ban đầu người ta cho rằng có thể Chjey có khuyết tật nào đó về gene, và do đó không thể nhận biết được gene của ông trong đứa bé. Nhưng nếu giả thuyết này đúng thì tình trạng cũng phải tương tự với đứa bé đầu tiên. Để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết này, cả đứa bé thứ nhất cũng được phân tích ADN. Và ở đây họ đụng phải một nghịch lý: đứa con thứ nhất của Lew là cha của em mình. Nhưng Lew đã mang thai đứa con thứ hai một cách bình thường - đủ 9 tháng, nghĩa là sự thụ tinh diễn ra chỉ ít ngày sau lần sinh đầu tiên.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất kỹ nhưng không thể hiểu chuyện đó xảy ra thế nào. Khi khám nghiệm tỉ mỉ Lew, người ta phát hiện được trong tử cung của cô dấu vết nhau thai còn lại sau lần sinh đầu tiên. Về nguyên tắc, trong nhau thai còn sót lại có chứa bộ gene di truyền của đứa bé đầu tiên. Một trong các tế bào này đã... thụ tinh cho trứng.

Bình thường nhau thai phải ra ngoài hết sau khi sinh. Nhưng đôi khi do có rối loạn trao đổi chất, một vài mẩu nhau thai đã lưu lại. Thường các mẩu này bị viêm và chỉ trong những trường hợp rất hiếm chúng trở nên “khô đi”. (Như đôi khi xảy ra trường hợp phôi thai không ra đời. Người phụ nữ có thể mang phôi thai "hóa đá" hàng chục năm và không hề biết về chuyện đó, chứ chưa nói đến những mẩu nhau thai rất nhỏ).

Có lẽ với Lew một quá trình như vậy đã diễn ra. Một phần các mẩu nhau thai đã bị hòa tan, phần khác tích tụ các muối vôi và “khô đi”. Sau đó các tế bào - sát thủ nghiền nhau thai đã bị “hóa đá” thành vô số những hạt nhỏ và phân tán khắp nơi trong tử cung và vòi tử cung, như những hạt cát.

Trong khi đó, do việc chữa trị bằng hoóc môn trước khi mang thai, trong buồng trứng của Lew đã có thêm một trứng chín trước thời hạn (các chuyên gia vẫn biết có những trường hợp như vậy) và trứng này di chuyển ra vòi tử cung. Các tế bào nhau thai bao quanh trứng đó giống như các tinh trùng trong trường hợp thụ tinh bình thường. Do sự tấn công của chúng, màng bọc ngoài của trứng mở ra, như khi thụ tinh bình thường, và cho một trong những “hạt cát” khô lọt vào trong.

Môi trường hóa học của trứng có khả năng hoạt hóa mạnh, do đó nó dễ dàng hòa tan vỏ “hạt cát” và bộ gene có trong đó kết hợp với các gene của bản thân trứng. Như vậy đã diễn ra sự thụ tinh. Các gene của nhau thai và trứng kết hợp với nhau. Còn sau đó là sự phát triển bình thường của phôi thai...

Bình luận của các nhà khoa học

Ông Boris Leonov, Giáo sư - Tiến sĩ Y học, Trưởng phòng Phôi thai thuộc Trung tâm Sản - phụ khoa của Nga, cho biết về trường hợp đặc biệt của Lew: “Hoàn toàn có thể là các tế bào của phôi thai đầu tiên, khi kết hợp với trứng chín trước thời hạn, đã truyền cho trứng bộ gene của mình. Có lẽ sự thụ thai khác thường, không cần sự tham gia của người chồng, đã diễn ra như vậy".

Sự kiện này có thể là trường hợp cực kỳ hiếm gặp và do đó không được mô tả trong tài liệu y khoa về nhân bản tự nhiên. Phải vài năm nữa các nhà khoa học mới có thể lập luận đầy đủ về hiện tượng này.

Theo ANTG, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video