Truy tìm hành tinh giống trái đất

Sứ mệnh đầu tiên đi tìm những hành tinh đủ điều kiện sống cho con người như trái đất đã được khởi hành hôm qua, bắt đầu hành trình kéo dài 2 năm rưỡi.

Vệ tinh không người lái Corot trị giá 50 triệu bảng Anh có một kính viễn vọng với tấm gương rộng 30 cm để theo dõi 120.000 ngôi sao trong dải ngân hà.

Vệ tinh Corot được phóng đi từ tên lửa Soyuz. (Ảnh: AFP)

Nhà thiên văn học Malcolm Fridlund của Trung tâm vũ trụ châu Âu phát biểu: "Điều này sẽ thay đổi cách thức nhân loại nhìn nhận chính mình, bởi chúng tôi sẽ tìm ra liệu chúng ta có cô độc trong vũ trụ này không. Đây chỉ là bước khởi đầu của hành trình".

Hơn 200 thế giới khác tồn tại ngoài hệ mặt trời của chúng ta đã được biết đến - nhưng chúng là những quả cầu khí khổng lồ không thể sinh sống, ví dụ như sao Mộc.

Nhà khoa học tham gia sứ mệnh, giáo sư Ian Roxburgh tại Đại học Queen Mary ở London, Anh, nói: "Corot sẽ có khả năng tìm ra những hành tinh nhỏ hơn rất nhiều so với trước đây - có kích cỡ gấp đôi trái đất".

"Những thế giới nhỏ bé sẽ có nhiều đất đá như hành tinh của chúng ta, và nếu ở một khoảng cách thích hợp từ hành tinh mẹ, nơi đó sẽ có thể sống được".

Corot được phóng đi từ tên lửa Soyuz của Nga từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Nó sẽ bay 828,8 km ngoài trái đất trong vòng 2,5 năm và mỗi lần sẽ theo dõi 5 khu vực trên bầu trời trong 6 tháng để tìm hiểu sự thay đổi về diện mạo.

M.T.

Theo Ananova, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video