Có thể bạn không biết rằng, mèo có một bộ phận được gọi là "túi nguyên thủy". Nó nằm dọc theo chiều dài của bụng mèo. Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng đó là do mèo béo dẫn đến bụng phệ.
José Arce, chủ tịch Hiệp hội Thú y của Mỹ cho biết thứ có tên là "túi nguyên thủy" vẫn còn tồn tại đến ngày nay hoàn toàn bình thường ở mèo. Tất cả các loài mèo đều có "túi nguyên thủy", nhưng chúng khác nhau rất nhiều về kích thước. Một số gần như không thể phát hiện được.
"Túi nguyên thủy" không phải là duy nhất đối với mèo nhà.
Có ba giả thuyết chính về việc tại sao mèo lại có chiếc "túi nguyên thủy" này.
- Đầu tiên là nó có chức năng bảo vệ các cơ quan nội tạng của mèo.
- Giả thuyết thứ hai là chiếc túi cho phép mèo di chuyển nhanh hơn. Nó kéo dài khi mèo chạy, giúp chúng linh hoạt hơn và khả năng đi xa hơn.
- Một khả năng khác, túi nguyên thủy là một không gian bổ sung để chứa thực phẩm sau một bữa ăn lớn. Trong môi trường hoang dã, chúng ăn khi có thể và có thể tích trữ chất béo trong túi cho những ngày sau đó.
"Túi nguyên thủy" không phải là duy nhất đối với mèo nhà. Những sinh vật lớn thuộc họ mèo như sư tử và hổ, cũng có chúng vì những lý do tương tự. Ở mèo nhà, "túi nguyên thủy" bắt đầu phát triển ở cả con đực và con cái từ khoảng 6 tháng tuổi.
Điều quan trọng là bạn có thể biết con mèo của bạn có "túi nguyên thủy" lớn hay đang thừa cân. Cũng giống như ở người, béo phì có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, tiểu đường và tăng huyết áp, thừa cân cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và một số loại ung thư của mèo.
Một cách để phân biệt giữa "túi nguyên thủy" và mèo béo phì ở hình dạng của con mèo. Những con mèo béo phì có thân hình tròn trịa hơn những con mèo có trọng lượng khỏe mạnh với túi lớn.
Một cách khác dễ dàng hơn để nhận biết đó là nếu bạn phải ấn mạnh để cảm thấy xương sườn của mèo, thì có lẽ con mèo của bạn đang bị thừa cân. Cuối cùng, bụng mèo không lắc lư khi chạy cũng cho thấy chúng đang bị thừa cân chứ không phải "túi nguyên thủy".