Tượng cổ phủ bằng máu

Các nhà khoa học khẳng định những thợ điêu khắc của Đế chế Mali – một đế chế nổi tiếng giàu có và từng là nguồn cung cấp phân nửa lượng vàng trên thế giới – đã sơn phủ những tác phẩm điêu khắc của mình bằng máu.

Đế chế Mali kéo dài từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Vào thời kỳ hoàng kim, Đế chế này có diện tích rộng lớn hơn cả Tây Âu và nổi tiếng vì những mỏ vàng. Các nhà khoa học từng nghi ngờ về sự tồn tại của máu trên các di vật cổ châu Phi liên quan đến việc sử dụng động vật trong các nghi lễ cúng tế. Tuy nhiều di vật có lớp vỏ và nước đánh bóng được cho là làm từ máu thì thời gian đã dần hủy hoại những dấu vết này nên rất khó để các nhà khoa học khẳng định giả thiết trên.

 

Tượng hình người được làm từ thời Đế chế Mali (Ảnh: MSN)

Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, các nhà khoa học Pháp đã xác định được vết máu trên những tác phẩm điêu khắc Mali. Tuy phương pháp này không thể tiết lộ đây là máu người hay máu động vật, nhưng các cuộc phỏng vấn của các nhà nhân chủng học cho rằng đây đơn thuần chỉ là máu động vật.

Bằng chứng xác thực

Đối tượng nghiên cứu là 8 bức tượng có tuổi thọ từ thế kỷ XII đến thế kỷ XX. Ba trong số đó là tượng hình người của bộ lạc Dogon, năm bức còn lại được gọi là Boliw, những di vật thiêng liêng của bộ lạc Bamana được làm từ gỗ hoặc tre mô phỏng loài vật. Lớp vỏ đen của tượng được cho là làm từ máu của vật hiến tế cùng với hồ bột kê, bơ làm từ chất béo của cây hạt mỡ châu Phi hoặc rượu làm từ cây họ cọ.

Các điều tra viên lấy những mẫu nước sơn bóng cực nhỏ từ các bức tượng, sau đó những mẫu này được chiếu tia phân tử và tia sáng cường độ cao để giảm tối thiểu thiệt hại. Phương pháp này đã xác định các dấu vết hóa học của máu, như hemoglobin và chất sắt liên kết với protein trên bảy pho tượng. Vẫn chưa có kết luận về bức tượng cuối cùng .

Những di sản độc nhất

Nhà phân tích hóa học Pascale Richardin thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phục chế các Bảo tàng đặt tại Paris, Pháp cho biết: Những bức tượng này là di sản độc nhất của nghi lễ cổ xưa vốn được xem là một phần thiết yếu của nền văn minh châu Phi. Kiến thức về các lớp sơn bóng này sẽ giúp lý giải được những nghi lễ được tiến hành hàng thế kỷ.

Kết quả nghiên cứu của Richardin và đồng sự đã được đăng tải trên ấn bản phát hành ngày 15 tháng 12 của tạp chí Analytical Chemistry.

Tuệ Minh (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video