Tường nhà thờ Trung cổ hé lộ bí ẩn vụ ám sát hoàng tử Nga

Các nhà nghiên cứu tìm thấy danh sách dài những kẻ sát hại hoàng tử Nga trong một nhà thờ thời Trung cổ.

Theo Discovery News, các nhà phục chế tìm ra danh sách những kẻ sát nhân trên bức tường phía đông một nhà thờ ở Pereslavl-Zalessky, Nga. Danh sách bao gồm tên của 20 kẻ sát nhân và mô tả ngắn gọn vụ ám sát hoàng tử Andrey Bogolyubsky trong phòng ngủ vào đêm 29/6/1174.

"Chúng tôi cho rằng đây là thông báo chính thức về cái chết của hoàng tử Andrey Bogolyubsky và lên án những kẻ giết người", Alexey Gippius, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Cao học Kinh tế Quốc dân, kiêm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết.


Trên bức tường nhà thờ chi chít danh sách tên những kẻ giết người. (Ảnh: Discovery News).

Andrey I Yuryevich, còn được gọi là Andrey Bogolyubsky, là cháu trai của Vladimir Monomakh, Đại Công tước của Kiev, Ukraine, giai đoạn 1113 - 1125. Hoàng tử Andrey Bogolyubsky luôn cố gắng thâu tóm vùng đất phía đông bắc nước Nga. Chính điều này khiến tầng lớp quý tộc âm mưu chống lại hoàng tử.

Hai mươi người đã xông vào phòng ngủ và ám sát hoàng tử Bogolyubsky. Theo Nikolai Makarov, giám đốc Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đây là vụ ám sát kịch tính và bí ẩn nhất nửa sau thế kỉ 12. Ông cho rằng vụ ám sát là hệ quả của cuộc xung đột giữa các tầng lớp chính trị vùng Vladimir - Suzdal, một trong những trung tâm chính trị lớn của Nga.

Nằm ở giữa khu vực thờ cúng phía nam nhà thờ, danh sách gồm hai cột, ở đỉnh là một dấu chữ thập. Cột bên phải ghi: "Vào 29/6, hoàng tử Andrey bị các tôi tớ ám sát. Muôn đời tưởng nhớ về hoàng tử, muôn đời giày vò những tôi tớ đó". Cột bên trái là danh sách những kẻ giết người như: Petr Fralovich, Ambal, Yakim, Ivka, Petrko, Styryata. Dòng kết luận của cột ghi "Đây là những kẻ đã giết Vương tử Andrey, hãy để chúng bị nguyền rủa".

Các nhà nghiên cứu chưa thể xác định thời điểm danh sách này được tạo ra. Danh sách có thể được các nhà chức trách vùng Vladimir gửi tới tất cả các thành phố lớn ở đông bắc nước Nga. Gippius cho biết những chữ viết trên tường cổ là một kênh giao tiếp quan trọng giữa nhà chức trách và người dân.

Cập nhật: 18/01/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video